Tên lửa đánh chặn vệ tinh Động Năng 2
Chính phủ Mỹ và một số chuyên gia phân tích quốc tế cho rằng, sự phát triển không ngừng trong không gian của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tới các vệ tinh tình báo và quân sự mẫn cảm của Mỹ.
Cuối năm 2012, chính phủ Mỹ đã hoàn thành một phần báo cáo tình báo cơ mật, trong đó phân tích “hoạt động vũ trụ ngày càng phát triển của Trung Quốc và sự đe dọa đến hoạt động của vệ tinh Mỹ”.
Theo báo cáo này, Trung Quốc có khả năng đe dọa tới quỹ đạo hoạt động vệ tinh tầm cao của Mỹ và ảnh hưởng tới các công cụ thăm dò không gian của Mỹ. Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã nhiều lần tiến hành thử nghiệm vũ khí đánh chặn vệ tinh.
|
Trung Quốc có thể thử vũ khí chống vệ tinh Động Năng 2 trong năm 2013. |
Hoạt động đánh chặn vệ tinh của Trung Quốc chỉ là một bộ phận của tiến trình hiện đại hóa quân sự quy mô lớn. Năm 2012, so với Mỹ, Trung Quốc phóng càng nhiều vệ tinh quân sự và dân sự, đây cũng là một bước trong kế hoạch phát triển quân đội của Trung Quốc.
Các chuyên gia quân sự và chính phủ Mỹ dự đoán, Trung Quốc sẽ tiếp tục thử nghiệm kỹ thuật đánh chặn vệ tinh. Nhiều khả năng trong thời gian một vài tuần tới sẽ tiếp tục các cuộc bắn thử nghiệm. Tuy nhiên quy mô sẽ không lớn do năm 2007 Trung Quốc tiến hành loại thử nghiệm này đã dẫn tới sự phản ứng kịch liệt của quốc tế.
Nếu như Trung Quốc tiếp tục thử khả năng đánh chặn vệ tinh sẽ de dọa tới hoạt động của vệ tinh Mỹ. Các nhà phân tích đánh giá, các vệ tinh quan trọng của Mỹ sẽ không tránh khỏi khả năng bị tấn công từ cuộc thử nghiệm này của Trung Quốc.
Giới truyền thông quốc tế nhận định, Trung Quốc tiến hành cuộc thí nghiệm thứ 3 sẽ xuất hiện một hệ thống vũ khí càng mạnh, có thể coi đây là vũ khí đánh chặn vệ tinh mới mang tên Động Năng-2.
Động Năng-2 sẽ được sử dụng để phá hủy quỹ đạo hoạt động của vệ tinh tầm cao (cách mặt đất 20.000km). Một khi thử nghiệm thành công, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới có thể hủy diệt hệ thống định vị toàn cầu (trong đó bao gồm hệ thống GPS của Mỹ)
Trực thăng vận tải Z-20
Tại triển lãm hàng không Chu Hải 2006, Tập đoàn Công nghiệp hàng không Trung Quốc đã đưa ra mẫu trưng bày một loại trực thăng vận tải 10 tấn. Mẫu trực thăng này đã nhận được sự quan tâm lớn từ các tập đoàn chế tạo trực thăng quân sự Trung Quốc.
Thực tế, ngay từ những năm 1980, Quân đội Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch dài hạn về việc phát triển các loại trực thăng, trong đó có trực thăng 10 tấn. Tuy nhiên do điều kiện khoa học kỹ thuật không cho phép, Trung Quốc không thể thực hiện kế hoạch sớm hơn.
Truyền thông Trung Quốc dẫn lời nhà thiết kế trực thăng Ngô Hi Minh cho hay, trong giai đoạn 5 năm lần thứ 9 và 10, Trung Quốc đã tiến hành công tác chuẩn bị các mô hình trực thăng. Đến giai đoạn 5 năm lần thứ 11, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của Trung Quốc, quân đội nước này đã bổ sung việc chế tạo trực thăng 8-10 tấn vào kế hoạch chế tạo trực thăng.
|
Mô hình trực thăng vận tải Z-20. |
Điều này chứng minh, trực thăng 10 tấn vẫn chưa chính thức bắt đầu nghiên cứu. Nhưng có một số nguồn tin lại khẳng định rằng, mẫu thử đầu tiên của Z-20 đã được lắp ráp và công tác thử nghiệm bắt đầu trong năm 2013.
Trực thăng vận tải 10 tấn sẽ đánh dấu bước đột phá về mặt kỹ thuật của Trung Quốc, trong đó đã vượt qua kỹ thuật chế tạo trực thăng thế hệ thứ 3.
Theo dự đoán, tính năng của trực thăng vận tải Z-20 sẽ vượt qua tính năng của trực thăng Black Hawk của Mỹ như trên phương diện tiêu thụ nhiên liệu, hệ thống điện tử hàng không, kiểm soát bay. Một số thông tin cho rằng, trực thăng này của Trung Quốc sẽ áp dụng một cấu trúc tương tự như trực thăng NH-90.
Vận tải cơ ngang tầm Nga – Mỹ Y-20
Ngày 27/12/2012, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định, nước này đang tự nghiên cứu chế tạo máy bay vận tải hạng nặng nhằm tăng cường khả năng vận chuyển, phát triển kinh tế, xã hội, hiện đại hóa lực lượng vũ trang và thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp như cứu trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai trong tương lai.
Trong “Chương trình phát triển khoa học và công nghệ quốc gia dài hạn 2006-2020”, Trung Quốc đã đầu tư trên 3 tỉ USD để phát triển máy bay vận tải động cơ phản lực tầm xa hạng nặng, trong đó tập trung vào hạng mục chế tạo Y-20.
Giới quân sự Trung Quốc cho rằng, Y-20 sẽ giúp Trung Quốc phát triển khả năng vận tải quân sự tầm xa và cơ động triển khai lực lượng quy mô lớn.
Hiện khả năng vận tải của Trung Quốc còn phụ thuộc vào các xe vận tải cỡ lớn do đó tạo ra nhiều hạn chế trong việc cơ động lực lượng và vũ khí trang bị. Với khả năng vận chuyển tối đa 60-69 tấn của Y-20 sẽ đáp ứng việc cơ động lực lượng và trang bị của Trung Quốc từ các căn cứ từ phía tây nước này tới Đông Phi.
|
Máy bay vận tải hạng nặng Y-20 trong chuyến bay thử ngày 26/1. |
Ngoài ra, Y-20 có thể dùng làm nền tảng phát triển máy bay tiếp dầu cho máy bay chiến đấu J-11, J-20, J-10, J-31, các máy bay ném bom tầm xa cỡ lớn, máy bay vận tải và máy bay tuần tra.
Đồng thời Y-20 sẽ chấm dứt sự phụ thuộc của Trung Quốc vào các máy bay vận tải IL76 của Nga, đánh dấu sự cạnh tranh trong thị trường máy bay vận tải cỡ lớn hiện do Mỹ, Nga và Ukraine độc quyền.
Tập đoàn hàng không Tây An (XAC) có thể sẽ trang bị động cơ tuabin cánh quạt công suất lớn Dương Tử-1000A (CJ-1000A) do Trung Quốc sản xuất.
Y-20 có trọng lượng cất cánh tối đa 180 tấn, sải cánh 50m, có khả năng vận chuyển bất kỳ trang bị nào của quân đội Trung Quốc, thậm chí cả xe tăng Type 99 nặng 58 tấn, xe bọc thép chở quân và xe tải hạng nặng.
Theo thông tin mới nhất, 2h chiều ngày 26/1, máy bay vận tải hặng nặng Y-20 đã cất cánh bay thử nghiệm lần đầu tiên tại căn cứ không quân ở tỉnh Sơn Tây.
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
TIN LIÊN QUAN:
Minh Đức