Ba tên lửa đạn đạo TQ “chọc thủng” Mỹ

Google News

(Kiến Thức) - DF-5, DF-31 và DF-41 là những loại tên lửa đạn đạo của Trung Quốc có khả năng tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.

Theo tờ Nezavisimaya Gazata (trụ sở tại Moscow, Nga), lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc có khả năng sở hữu 70 tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng tấn công nước Mỹ.

Vậy đó là những loại tên lửa nào?

Đông Phong 5 (DF-5)

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong 5 (DF-5) do Viện Công nghệ phóng Trung Quốc (CALT) thiết kế từ những năm 1970. Theo một số nguồn tin, DF-5 được bắn thử lần đầu vào tháng 9/1971 đạt tầm bắn lên tới 10.000-12.000km.

DF-5 được chính thức triển khai vào năm 1981 trong biên chế Quân đoàn Pháo binh số 2. Có thể nói, thời điểm đó, DF-5 được coi là loại tên lửa đạn đạo mạnh nhất của Trung Quốc đủ sức vươn tới mọi mục tiêu ở châu Âu và Mỹ. 

Tên lửa đạn đạo DF-5 dài 32,6m, đường kính thân 3,35m, trọng lượng phóng 183 tấn. Với kích thước này, DF-5 cũng được xem là tên lửa đạn đạo lớn nhất của Trung Quốc từ trước tới nay.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5 trong giếng phóng.

Tên lửa được cấu kết với 2 tầng động cơ dùng nhiên liệu lỏng cho phép đạt tầm bắn 12.000km. Nó có khả năng mang phần chiến đấu nặng 3 tấn (gồm có đầu đạn).

DF-31 được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính nên độ chính xác không cao, bán kính lệch mục tiêu khoảng 1.000m. Tuy nhiên, với đầu đạn hạt nhân thì khoảng cách này không là vấn đề.

Biến thể cải tiến DF-5A được phát triển từ năm 1983 cho phép tăng tầm bắn lên tới 15.000km và mang phần chiến đấu nặng 3,2 tấn. Cùng với đó là khả năng đạt độ chính xác cao hơn rất nhiều.
Tên lửa đạn đạo DF-5 bắn thử nghiệm.

Về phương thức triển khai DF-5/5A, ên lửa được đặt nằm ngang trong đường hầm ở núi. Khi triển khai, tên lửa được đưa ra ngoài và nạp nhiên liệu (mất chừng 30-60 phút), rồi dựng thẳng đứng trên bệ phóng cố định. Tuy nhiên, trong tác chiến hiện đại thì phương án bắn này sẽ dễ bị vệ tinh trinh sát đối phương phát hiện và nhanh chóng vô hiệu hóa.

Theo cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ, giai đoạn 1999-2008, lực lượng tên lửa DF-5/5A khoảng 20 quả.

Đông Phong 31/31A (DF-31/31A)

Đông Phong 31 (DF-31) là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa do Viện Công nghệ động cơ rocket Trung Quốc (ARMT) nghiên cứu phát triển từ những năm 1980 để thay thế cho loại DF-4.

Ngày 2/8/1999, mẫu thử DF-31 lắp đầu đạn giả đã bắn thử nghiệm thành công từ trường bắn Ngũ Trại (tỉnh Sơn Tây). Hai cuộc thử khác được thực hiện từ cuối năm 2000 nhưng theo một số nguồn tin thì không thành công. Mặc dù các cuộc bắn thử không có kết quả rõ ràng thì chính quyền Trung Quốc vẫn “vội vã” lộ diện tên lửa đạn đạo mới trong cuộc duyệt binh 1999.
Tên lửa đạn đạo DF-31 trong duyệt binh của Quân đội Trung Quốc.

Tên lửa đạn đạo DF-31 có chiều dài 13m, đường kính thân 2,25m, trọng lượng phóng 42 tấn. DF-31 lắp đầu đạn hạt nhân công suất 1.000 kiloton hoặc dùng phần chiến đấu MIRV (chứa nhiều đầu đạn hạt nhân con bên trong).

DF-31 có khả năng đạt tầm bắn từ 7.200-8.000km, có thể phóng đi từ xe mang ống phóng tự hành 16 bánh hoặc các giếng phóng trên mặt đất.

Dù tên lửa đã đạt một số yêu cầu khi thiết kế của các nhà khoa học Trung Quốc là khắc phục những điểm yếu của DF-4 (tính cơ động, bảo quản nhiên liệu phóng). Nhưng, họ vẫn không hài lòng khi tầm bắn của DF-31 mới chỉ vươn tới được bờ Tây nước Mỹ. Vì lẽ đó, Trung Quốc nhanh chóng bắt tay vào phát triển biến thể cải tiến DF-31A.

Tầng động cơ thứ 3 tên lửa DF-31A được nối dài thêm qua đó tăng chiều dài tổng thể lên 18,4m, trọng lượng phóng 63 tấn. DF-31A có khả năng đạt tầm bắn từ 11.200-12.000km đảm bảo vươn tới mọi mục tiêu trên đất Mỹ.

DF-31A được tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến tương đương tên lửa đạn đạo Nga. Tên lửa có khả năng cơ động cao, lắp đặt thêm các mồi bẫy và pháo sáng để đối phó với vũ khí đánh chặn.
DF-31 trong trạng thái sẵn sàng bắn.

Ngày 4/9/2006, tên lửa đạn đạo cải tiến DF-31A bắn thử nghiệm thành công nhưng không rõ sau đó Trung Quốc có thực hiện thêm bất kỳ lần bắn thử kiểm tra nào không.

Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, năm 2010 Trung Quốc triển khai khoảng 30 tên lửa đạn đạo DF-31/DF-31A. Toàn bộ được biên chế trong các đơn vị thuộc Quân đoàn Pháo binh số 2.

Đông Phong 41 (DF-41)

Do tên lửa DF-5 tồn tại khá nhiều khuyết điểm trong quá trình phóng, vì thế từ năm 1986, Trung Quốc bắt tay ngay vào phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong 41 (DF-41).

Theo nguồn tin từ trang mạng Trung Quốc, DF-41 nặng 42 tấn, dài 15m, đường kính thân 2,25m. Tên lửa được kết cấu với 3 tầng động cơ nhiên liệu rắn cho phép đạt tầm bắn tới 14.000-15.000km, tốc độ hành trình Mach 25. Với thông số này, DF-41 thừa sức tấn công mọi mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.
Chiếc xe phóng được cho là của tên lửa đạn đạo DF-41.

DF-41 trang bị phần chiếu đấu kiểu MIRV (chứa 10 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập). Nó dùng công nghệ dẫn đường quán tính kết hợp hệ thống định vị toàn cầu (GPS hoặc Bắc Đẩu) cho phép cung cấp độ chính xác cao, bán kính lệch mục tiêu khoảng 100-500m.

Về phương thức phóng, tên lửa được đặt trên bệ phóng di động hoặc được đặt trong các giếng phóng ở mặt đất.

Dù vậy, tất cả thông tin trên chủ yếu là từ nguồn tin rò rỉ, hiện tại người ta không thể biết chính xác DF-41 đã chính thức đưa vào hoạt động. Gần đây, các nguồn tin quốc tế cho hay, Trung Quốc thực hiện cuộc phóng DF-41 đầu tiên vào ngày 24/7/2012.

Nhưng lại có những nguồn tin cho rằng, DF-41 đã chính thức chuyển giao cho Quân đoàn Pháo binh số 2 vào năm 2010.

TIN LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC NHIỀU:








Văn Biên