Rau muống, cá rô phi sông Nhuệ nhiễm kim loại nặng

Google News

100% mẫu rau muống và cá rô phi được khai thác từ sông Nhuệ bị nhiễm chì. Cá rô phi còn nhiễm chất Cadimi - kim loại có độc tính.

Đây là kết quả được cung cấp bởi nhóm nghiên cứu đến từ Trường Đại học Y tế công cộng, Cục An toàn thực phẩm và Viện Chăn nuôi quốc tế.
Được biết, nhóm nghiên cứu trên đã xét nghiệm 27 mẫu nước, 27 mẫu rau muống và 27 mẫu cá. Các mẫu trên được lấy từ sông Nhuệ từ trong khoảng thời gian từ 11/2013 - 6/2014. Mặc dù hàm lượng chì và cadimi trong mẫu rau muống và cá rô phi vẫn nằm trong mức cho phép của Bộ Y tế nhưng qua khảo sát cho thấy có gần 15% người dân đã nhiễm chì do ăn rau muống trồng dọc sông Nhuệ vượt ngưỡng khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
Nhóm nghiên cứu trên cũng nhận định: Việc ô nhiễm các kim loại nặng trong nước và thực phẩm tại sông Nhuệ chảy qua lưu vực Hà Nội và Hà Nam, trong đó có rau muống và cá rô phi đang là mối nguy cơ đe dọa lớn đối với sức khỏe nhiều người tiêu dùng và cộng đồng.
Theo VTV News

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

Nguyễn Thị Thùy -

Nhà mình toàn tự trồng rau lấy ăn nên thấy ngon mà đảm bảo an toàn hơn các bạn ạ, chứ giờ ra chợ mua rau toàn phun thuốc rồi ngâm tẩm thuốc sợ lắm.

Lương Thiên Lý -

Trước thì rau muống tưới xăng dầu để cho xanh, giờ đến trồng ở sông cũng bị nhiễm chì, thế này thì làm sao tin tưởng được người trồng rau đây, thôi thì đành về tự mua thùng xốp trồng rau ăn vậy thôi.

Trần Vinh -

Hà Nội thì vô vàn các loại rau bệnh, trong khi các tỉnh thì không có gì, xem ra sống ở Hà Nội thật độc hại.

Nguyễn Huyền Chi -

Sợ quá, giờ đến cá cũng bị nhiễm chì, ăn rau muống nhiễm chì rồi, như vậy biết ăn thế nào cho khỏi mắc bệnh đây.

Nguyễn Thị Thùy -

Giờ kiểm tra cái gì mà chẳng có độc, thịt độc, gà độc, rau độc, cá độc, đến nước sạch của nhà máy nước cũng có độc bên trong, thế này thì phải chấp nhận sống chung với các thức độc hại thôi chứ biết làm sao được.

Hiển thị thêm bình luận