Màn kéo co bằng "mũi" giữa trâu rừng và chúa tể đầm lầy

Google News

Để có thể sinh tồn trong thế giới tự nhiên hoang dã không thể chỉ dựa vào sức mạnh của một cá nhân mà phải cần đến sức mạnh của tập thể, của sự đoàn kết.

Cá sấu là loài động vật có tổ tiên từng xuất hiện trên mặt đất cùng thời kỳ với những loài khủng long to lớn. Trải qua hàng triệu năm tiến hoá, chúng dần biến đổi ngoại hình và hoàn thiện kỹ năng để trở thành một trong những loài động vật nguy hiểm, đáng sợ nhất hành tinh.

Theo thống kê của các nhà khoa học, có tới 24 loài cá sấu khác nhau hiện đang tồn tại trên Trái đất, tuy nhiên nếu nói về mức độ nguy hiểm và được con người tôn sùng nhất, chắc chắn phải nhắc đến cá sấu sông Nile.

Cá sấu sông Nile là loại cá sấu nổi tiếng có tên khoa học là Crocodylus niloticus. Chúng là một loài cá sấu ở châu Phi có kích thước khổng lồ (khi trưởng thành dài hơn 5 m, nặng hơn 250 kg), được xem là loài động vật ăn thịt gây ám ảnh với mọi loài sinh vật kể cả con người. Vì sở hữu sức mạnh bạo tàn mà cá sấu sông Nile rất được người Ai Cập cổ đại tôn sùng, thậm chí họ còn ướp xác và thờ cúng nó như những vị thần.

 

Man keo co bang

 

Theo thống kê của CrocBITE, từ năm 1884 đến 2017 đã ghi nhận được 1.014 vụ cá sấu sông Nile tấn công và trong đó có tới 717 cái chết (tỷ lệ chết người là 70%, cao hơn hẳn cá sấu nước mặn là 57%).

Lợi thế của cá sấu sông Nile nằm ở việc sở hữu bộ kỹ năng săn mồi thượng hạng bởi khả năng tăng tốc khi bơi lên tới 12 - 14 km/h, hàm răng sắc nhọn có thể gây ra lực cắn cực mạnh...

Thông thường, thức ăn chủ yếu của cá sấu sông Nin là các loại cá, tuy nhiên chúng cũng không chối từ bất cứ loài động vật nào bén mảng uống nước hoặc bơi ngang qua khu vực hoạt động của mình. Chỉ trừ những loài động vật có thân hình quá lớn như voi hoặc hà mã, còn lại như trâu, ngựa vằn, linh dương, hổ, báo, sư tử... một khi sơ sẩy đều có thể sẽ là thức ăn của loài động vật săn mồi đáng sợ này.

Cá sấu sông Nile săn mồi bằng cách ngụy trang dưới làn nước rồi lợi dụng khả năng tăng tốc khi bơi của mình áp sát con mồi. Khi khoảng cách vừa đủ, chúng sẽ ngoạm con mồi bằng hàm răng cực khỏe của mình rồi kéo con mồi xuống nước, và cố gắng giữ con mồi ở đó cho đến khi chúng bị chết đuối vì ngạt thở.

Sở hữu bộ kỹ năng săn mồi bá đạo là vậy, tuy nhiên không phải lúc nào cá sấu sông Nile cũng săn mồi thành công, đoạn clip dưới đây là một ví dụ.

 

Clip nguồn: LatestSightings.

 

Bác sỹ Marc DeBerardini, làm việc tại bệnh viện Petaluma Orthodontics là người may mắn chứng kiến toàn bộ câu chuyện tại Khu bảo tồn Động vật SabiSabi.

Theo TNCK