Việt Nam khẩn cấp phòng đại dịch cúm A

Google News

(Kiến Thức) - Vi rút A/H7N9 là chủng mới có nguồn gốc gen từ vi rút cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng gây nhiễm cho người. Người bệnh lây cúm bị viêm phổi nặng và tiến triển nhanh, tỷ lệ tử vong cao.

Bộ Y tế vừa ban hành phác đồ chẩn đoán điều trị bệnh cúm A/H7N9 cũng như hướng dẫn phòng ngừa chủng virus này ở Việt Nam.

Virus A/H7N9 là chủng mới có nguồn gốc gen từ virus cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng gây nhiễm cho người. Người bệnh lây cúm bị viêm phổi nặng và tiến triển nhanh, tỷ lệ tử vong cao. 

 Việt Nam khẩn trương phòng sự tấn công của hàng loạt dịch cúm A. Ảnh minh họa.

Nhận diện và cách điều trị

Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư Nguyễn Văn Kính cho rằng virút H7N9 còn nguy hiểm hơn H5N1, do mặc dù có những đoạn gen là gen cúm gia cầm, nhưng H7N9 lại chưa được tìm thấy ở gia cầm. Chủng cúm này có những nét tương đồng khi cùng gây viêm phổi, suy hô hấp, còn nhạy cảm với thuốc kháng virút Tamiflu.

Viêm phổi ở bệnh nhân H7N9 diễn biến nhanh hơn H5N1. Tình trạng suy tim, phổi ở bệnh nhân cúm H7N9 không bằng bệnh nhân nhiễm H5N1, nhưng hiện tượng hoại cơ thì nhiều hơn.
Theo đó, các ca bệnh nghi ngờ nhiễm cúm A/H7N9 được ghi nhận đã đi vào vùng có ca bệnh, tiếp xúc gần với gia cầm và một số loài chim bị bệnh, chết (được nuôi, buôn bán, giết mổ, vận chuyển, chế biến giết thịt); tiếp xúc gần với người bệnh nghi ngờ hoặc nhiễm virus A/H7N9. 

Bệnh nhân có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp: ho, sốt khó thở, tổn thương mô phổi tiến triển nhanh không tìm thấy do các căn nguyên khác gây viêm phổi. Bệnh nhân có thể diễn biến nặng: suy hô hấp, suy đa tạng.

Các ca bệnh nghi ngờ cần được gửi những bệnh phẩm để chẩn đoán gồm: dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản, dịch phế nang… Đối với các trường hợp đầu tiên nghi nhiễm cúm A/H7N9, các đơn vị cần lưu mẫu và chuyển mẫu đến các cơ sở xét nghiệm được Bộ Y tế cấp phép khẳng định.

Các ca bệnh trên đều phải được khám tại bệnh viện, cách ly và được làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định bệnh.đều cần được khám tại bệnh viện, cách ly và làm xét nghiệm đặc hiệu chẩn đoán. Bệnh nhân cần được sử dụng thuốc kháng vi rút Oseltamivir hoặc Zanamivir càng sớm càng tốt. 

Thứ sáu, ngày 13/4, Bộ Y tế sẽ tổ chức tập huấn cho các bệnh viện phác đồ chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A/H7N9. Bốn kịch bản được đặt ra: chưa có ca bệnh ở VN; có ca bệnh nhưng ở mức độ tản phát; dịch lây lan ra cộng đồng; dịch lây từ người sang người với 4 kế hoạch đối phó đã được công bố.
Trong trường hợp có trường hợp bệnh nhân nhiễm cúm A/H7N9 nặng đáp ứng chậm với thuốc kháng virus thì có thể dùng liều gấp đôi và thời gian điều trị có thể kéo dài đến 10 ngày hoặc đến khi xét nghiệm virus trở về âm tính. 

Những bệnh nhân nhiễm cúm sốt trên 38,5 độ thì cơ sở điều trị cần cho dùng thuốc hạ sốt paracetamol với liều 10-15mg/kg ở trẻ em, với người lớn không quá 2g/ngày. Trường hợp bệnh nhân bị bội nhiễm phế quản phổi thì nên dùng kháng sinh có hiệu lực với vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện.

Người bệnh chỉ được xuất viện khi hết sốt 5-7 ngày; mạch, huyết áp, nhịp thở, các xét nghiệm máu trở về bình thường. 
Sau khi xuất viện, người bệnh phải tự theo dõi nhiệt độ 12 giờ/lần, nếu nhiệt độ cao hơn 38 độ ở 2 lần đo liên tiếp hoặc có dấu hiệu bất thường khác phải đến khám lại ngay tại nơi đã điều trị.

Trong trường hợp phát hiện bệnh nhân, cần cách ly sớm và không xếp chung bệnh nhân H7N9 với các bệnh nhân khác. Để phòng ngừa, người bệnh H7N9 (khi tình trạng bệnh cho phép), người nghi ngờ mắc bệnh phải mang khẩu trang ngoại khoa lúc ở phòng bệnh và ra ngoài phòng bệnh.

Dự phòng bệnh

- Vệ sinh tay, miệng bằng xà phòng diệt khuẩn và nước súc miệng.

- Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm. 

- Không buôn bán, vận chuyển, giết mổ, sử dụng thịt gia cầm chưa được kiểm dịch đúng quy định, không sử dụng, giết mổ, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm không đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Khi phát hiện gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Trường hợp có khó thở, đau ngực, sốt, ho, nhất là người từ vùng dịch, phải đến ngay cơ sở y tế để được điều trị và chẩn đoán kịp thời. 
Nhằm phòng dịch hiệu quả, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu nếu có bệnh nhân cúm A/H7N9 ở Hà Nội sẽ tập trung về Bệnh viện nhiệt đới TƯ, sau đó mới giãn ra các bệnh viện tuyến 2 như Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Bắc Thăng Long, Đức Giang.

Tại TP.HCM, Sở Y tế thành phố  cũng giao Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM là đầu mối xây dựng kế hoạch điều trị bệnh nhân cúm A/H7N9, lấy mẫu bệnh phẩm ca nghi ngờ viêm phổi nặng do virút để xét nghiệm. 

Các bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 là các bệnh viện tiếp nhận các trường hợp nghi ngờ do Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế chuyển đến và tổ chức điều trị khi Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP quá tải.

* Cục Y tế dự phòng Việt Nam đã có hai trường hợp tử vong do cúm A, 1 bệnh nhân bị cúm H1N1 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư và 1 bé trai tử vong do cúm gia cầm H5N1 tại Đồng Tháp.

* Ngày 10/4, ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Trung tâm Thú y vùng 6 xác nhận, trong vụ chim yến nuôi trong nhà chết hàng loạt tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), các mẫu xét nghiệm đều cho thấy bị nhiễm virus cúm A/H5N1. Đây là lần đầu tiên phát hiện yến nuôi bị chết vì virus này ở nước ta. Tuy nhiên, những mẫu xét nghiệm từ chim sống và tổ yến vẫn âm tính (không có virus). 

* Ngày 10/4, Trung Quốc thông báo có thêm 5 trường hợp nhiễm cúm H7N9 tại nước này, nâng tổng số người mắc bệnh lên 33 trường hợp với 9 người tử vong.

TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU

H.M (tổng hợp)