Sơ sểnh là bệnh
Chị Hương Lan vốn dĩ bị viêm xoang mãn tính từ hồi còn đi học và nhờ chú ý mang khẩu trang khi ra đường, vệ sinh mũi họng liên tục, tránh xa điều hòa kết hợp cùng với các đợt điều trị bài bản, bệnh đã thuyên giảm ít nhiều. Nhưng kể từ khi cơ quan chuyển về 1 tòa nhà khép kín thì không hè năm nào chị không phải ghé thăm bác sĩ tai mũi họng vài lần. Và lần nào cũng là 1 đợt kháng sinh liều cao kèm theo để thuốc hạ sốt, chống viêm, giảm đau…
Khác với chị Hương Lan, chị Thúy Hằng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) hoàn toàn có thể chủ động điều khiển điều hòa nhiệt độ nếu cậu đồng nghiệp cùng phòng không đến. Vì cứ hôm nào đồng chí đó đến là xảy ra cuộc chiến tăng giảm nhiệt độ điều hòa trong phòng. Nhưng đến đợt nóng cao điểm đầu hè vừa rồi thì chị đành chịu thua, chọn cách ra khỏi phòng khi lạnh quá. Vậy mà cuối cùng vẫn hắt hơi, chảy nước mũi liên tục và cuối cùng là nghỉ nhà vì bệnh viêm xoang tái phát.
Còn anh Trần Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội) thì luôn mang khẩu trang trong những ngày lạnh để giữ cho mũi luôn ấm, nhưng mấy hôm nay nóng quá lại cộng với việc mất khẩu trang nên anh quên luôn. Ra đường 3 ngày không bịt mặt cộng với bơi lội ùm ùm mỗi sang thì mũi bắt đầu có cảm giác buốt tăng dần, người hâm hấp sốt, đầu nhức như búa bổ….
Xu hướng chuyển dịch thành bệnh mùa hè!
Theo PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ, nguy cơ bị tái phát bệnh viêm xoang vào mùa hè này đang tăng lên một cách đáng kể thông qua số lượng bệnh nhân viêm xoang đến khám và điều trị.
Có rất nhiều yếu tố dẫn tới tình trạng này. Tác nhân chính phải kể tới là sự thay đổi nóng lạnh đột ngột, từ việc nhiệt độ trong môi trường điều hòa quá chênh lệch so với nhiệt độ ngoài phòng, uống nước lạnh khi người đang nóng bừng bừng…khiến hệ thống niêm mạc của xoang mũi bị khô, giảm sức đề kháng, tạo cơ hội cho các vi trùng, vi khuẩn đã tích tụ sẵn trong các hốc xoang phát triển.
Tác nhân thứ 2 là sự chủ quan của chính người bệnh, khi trời lạnh thì chú ý vệ sinh mũi họng, giữ ấm cơ thể nhưng khi trời nóng thường lơ là hơn…
Những yếu tố khác góp phần không kém vào sự gia tăng tái phát viêm xoang mùa hè là ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao (khí thải, khói bụi..); môi trường làm việc khép kín, không có không khí tự nhiên (thường gặp ở các tòa nhà văn phòng), du lịch bằng máy bay (áp suất cao gây áp lực lên vùng tai vốn bị viêm sẵn), ăn nhiều đồ hải sản (dễ bị dị ứng, gây sưng tấy các niêm mạc)…
Do đó, để phòng tái phát viêm xoang hiệu quả, cần phải loại trừ các tác nhân kể trên bao gồm hạn chế tiếp xúc với khói bụi bằng cách đeo khẩu trang (lưu ý là phải giặt khẩu trang thường xuyên) khi ra đường; hạn chế bật điều hòa và làm thông thoáng phòng bằng không khí tự nhiên; không đi du lịch khi đang bị bệnh hô hấp; hạn chế ăn đồ hải sản…
Tuy nhiên, với những trường hợp như chị Hương Lan, Thúy Hằng, cách phòng ngừa chủ động không thể là chuyển việc, chuyển phòng…. Với những trường hợp này vẫn cần duy trì các biện pháp phòng bệnh có thể thực hiện được trong khả năng. Tuy nhiên, khi có biểu hiện bệnh tái phát (nghẹt mũi, khô mũi, sổ mũi, đau nhức) cần uống thuốc điều trị để tránh bệnh lên cơn cấp tính, xảy ra nhiễm khuẩn nặng. Trong trường hợp này tốt nhất nên dùng các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược, thuốc có thế mạnh là giúp giảm triệu chứng bệnh đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên cần lựa chọn thuốc Đông y cũng có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất và kiểm soát chất lượng tốt. Thuốc Esha là một trong những thuốc đạt đủ các tiêu chuẩn trên. Thuốc được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo giữ được tác dụng của bài thuốc gốc, đem lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh. Thời gian sử dụng thuốc từ 1-2 tháng đối với những trường hợp bệnh mới mắc. Những trường hợp mãn tính lâu năm cần sử dụng kéo dài hơn tùy theo đáp ứng của cơ thể.
Theo Viemmuiviemxoang.vn