Máu vốn có vai trò chính là cung cấp các chất nuôi dưỡng cơ thể, cấu tạo các tổ chức và loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Do vậy, các rối loạn về thành phần cấu tạo của máu hay sự tuần hoàn máu không bình thường có thể dẫn đến rối loạn chức năng của nhiều cơ quan khác nhau, trong đó không thể không kể đến làn da, cụ thể như:
- Da không đều màu: Khi bị máu xấu và tuần hoàn máu không ổn định, làn da sẽ trở nên xanh xao, thiếu sức sống và thậm chí là tái nhợt.
- Da đổi màu: Lưu thông máu kém sẽ làm giảm lượng oxy trong máu và điều này sẽ tạo ra các vết nám, sạm, tàn nhang, các đốm đen hoặc da bị thâm.
- Hình thành nếp nhăn: Máu xấu hay tuần hoàn máu kém cũng khiến cho quy trình vận chuyển các chất dinh dưỡng tới các tế bào da diễn ra kém. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc sản sinh collagen (thành phần đóng vai trò quan trọng đến tính đàn hồi, độ căng mịn và sự mềm mại của làn da), làm cho các nếp nhăn bắt đầu xuất hiện...
Đặc biệt, thiếu máu, máu xấu hay máu kém lưu thông còn khiến chị em dễ bị đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm...
|
Ảnh minh họa. |
Làm sao để cải thiện?
Nhiều người thường lo lắng bị nám, sạm da hay tàn nhang từ trong máu thì không thể cải thiện được. Nhưng nếu biết cách để "giải quyết" trước vấn đề về máu (thiếu máu, máu xấu, máu kém lưu thông) thì các tình trạng xấu về da kể trên cũng có thể được cải thiện một cách hiệu quả.
Từ lâu, y học cổ truyền Việt Nam thường sử dụng một số vị dược liệu quý để cải thiện máu huyết. Cụ thể:
- Quy râu: Vừa giúp bổ huyết vừa hoạt huyết nên thích hợp cho người thiếu máu, máu xấu hay máu kém lưu thông, người hay bị hoa mắt, chóng mặt...
- Ngưu tất: Có tác dụng bổ huyết và nuôi dưỡng bổ thận âm.
- Thục địa: Giúp hoạt huyết khử ứ, bổ can thận, mạnh gân cốt, lợi thủy...
- Ích mẫu: Giúp hành huyết, thông kinh (kinh bế, kinh nguyệt không đều), lợi thủy...
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU
Trần Vân