Người phụ nữ giấu tên này đã đến bệnh viện sau khi bị nhức đầu, buồn nôn và chóng mặt trong bốn tháng. Chị đã được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp nặng (huyết áp cao) và lượng kali thấp trong máu, theo báo cáo của BMJ.
Mức kali thấp có thể gây ra huyết áp cao, nhịp tim bất thường và thậm chí, gây suy tim sung huyết. Các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân nào gây ra huyết áp cao và đã kê cho bà mẹ này một đơn thuốc để hạ thấp huyết áp.
Tuy nhiên, đơn thuốc không có tác dụng và các bác sĩ lo ngại rằng chị ta đang phát triển chứng tăng huyết áp ác tính, huyết áp cao phát triển nhanh và có thể gây tổn hại cho các cơ quan.
|
Thành phần glycyrrhizin, hợp chất làm ngọt có nguồn gốc từ cam thảo, có thể làm cho mức kali trong cơ thể giảm xuống và huyết áp tăng lên. Ảnh: Getty.
|
Tuy nhiên trước khi hẹn gặp bác sĩ, người phụ nữ này nhận ra rằng cơn đau đầu và buồn nôn của chị ta trùng hợp với việc uống trà cam thảo. Bác sĩ đã khuyên chị ấy nên ngừng uống trà và các triệu chứng trên đã biến mất.
Theo đó, bác sĩ kết luận trà cam thảo là nguyên nhân gây ra chứng tăng huyết áp của người phụ nữ này do thành phần glycyrrhizin.
Theo báo cáo, chị ta đã tiêu thụ gấp 9 lần so với giới hạn an toàn của glycyrrhizin trong ba cốc trà cam thảo mỗi ngày.
Khi ngừng uống trà cam thảo, huyết áp của chị ta đã trở lại bình thường và nhức đầu cũng biến mất.
Trà cam thảo được coi là phương thuốc điều trị một loạt các vấn đề về dạ dày, táo bón và cảm lạnh. Người ta cũng cho rằng trà có tính chống viêm và giúp làm trung hòa độc tố trong cơ thể. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học để chứng minh những lý thuyết này.
Thảo Nguyên (Theo The Sun)