Bất ngờ đáng sợ về vacxin viêm gan B ở Mỹ
Đã có hàng trăm ca tử vong sau khi tiêm vacxin này được ghi nhận tại Mỹ. Ngay cả khi tiêm rồi, thì 60% trẻ sẽ mất hết kháng thể bảo vệ khi đến tuổi 12. Và ít nhất, viêm gan B không phải là dễ lây, nhất là ở trẻ em.
Các chuyên gia tin rằng chỉ có 10% các tai biến từ việc tiêm vacxin được báo cáo. Nhưng chỉ với 10% đó thì trong khoảng những năm 1990 - 1998 có 25.000 báo cáo cho thấy 439 trường hợp bị chết, hơn 9.000 tai biến nghiêm trọng.
Trong số đó, có cả những các ca tử vong của trẻ dưới 1 tháng tuổi, và hầu hết đều được xếp vào hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDS), mặc dù trong y văn thế giới chưa từng ghi nhận các ca SIDS nào ở trẻ dưới 2 tháng tuổi.
Chết do tiêm chủng ngừa lao
Vào ngày 19/5, cả đất nước Trung Quốc xôn xao về một trường hợp em bé có tên Thụy Thụy tại tỉnh Triết Giang bị mắc bệnh lão nhi sau khi tiêm chủng ngừa lao thì đến ngày 26/5, em bé đáng thương này đã qua đời.
Được biết, cậu bé đáng thương này mới vừa tròn 8 tháng tuổi. Khoảng 1 tháng trở lại đây, bố mẹ cậu bé tá hóa khi phát hiện con trai mình da ngày càng nhăn nheo và có triệu chứng biến thành… người già.
|
Em bé biến thành cụ già sau mũi tiêm vắc xin và ảnh trước khi chủng ngừa (phải).
|
Khi đưa cậu bé đến bệnh viện Thượng Hải để chữa trị, các bác sỹ tại đây đã chẩn đoán cậu bé đã mắc bệnh cực hiếm mang tên “Bệnh lão nhi”. Theo chẩn đoán ban đầu, các bác sỹ đã khẳng định rằng, nguyên nhân gây ra căn bệnh cực hiếm này của cậu bé có liên quan trực tiếp tới đợt tiêm chủng ngừa lao cho trẻ nhỏ vừa qua tại tỉnh Triết Giang.
Sau khi sự việc thương tâm trên xảy ra, cơ quan y tế nước này giải thích những gì xảy ra với Thụy Thụy là do khiếm khuyết trong hệ thống miễn dịch, và trường hợp xảy ra giống như của em bé này sau khi tiêm vắc xin là rất hiếm.
Căn bệnh lão hóa ở trẻ em, hay còn gọi là Hội chứng già trước tuổi Hutchinson-Gilford, lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1886. Bệnh nhân không phát bệnh vào lúc mới sinh mà phải 18 tháng sau đó mới có các triệu chứng của tuổi già, như da bị lão hóa, xương trở nên giòn, đầu bị hói vào lúc 4 tuổi, cơ quan nội tạng rệu rã và thường tử vong ở tuổi 13 vì những bệnh của người già như bệnh tim và đột quỵ. Chiều cao của trẻ không quá 1m và chỉ nặng khoảng 13-15 cân.
Tuy nhiên đây là trường hợp đầu tiên trên thế giới đã bị mắc bệnh này sau khi tiêm chủng.
Tử vong sau khi tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung
Một bé gái ở Anh đã tử vong hôm 28.9, không lâu sau khi được tiêm vắc xin Cervarix ngừa ung thư cổ tử cung theo một chương trình tiêm chủng toàn quốc. Natalie Morton, 14 tuổi, là nữ sinh trường trung học Blue Coat ở thành phố Coventry, miền trung nước Anh.
Bạn cùng lớp với Natalie cho biết, vào giờ ăn trưa, tức là khoảng một giờ sau khi được tiêm vắc xin tại trường, Natalie tái xanh, ngất xỉu, và ngưng thở ngay ngoài hành lang. Nhân viên cấp cứu đã làm hô hấp nhân tạo và đưa cô bé vào bệnh viện nhưng em không qua khỏi cơn nguy kịch. Ba học sinh khác ở trường Blue Coat cũng bị choáng váng và buồn nôn sau khi tiêm vắc xin, nhưng không em nào phải vào bệnh viện.
Các liều vắc xin cùng lô thuốc đã tiêm cho Natalie đã bị niêm phong. GlaxoSmithKline – nhà sản xuất vắc xin Cervarix cho biết đang phối hợp với chính phủ trong cuộc điều tra.
Natalie là ca tử vong đầu tiên kể từ khi chương trình tiêm chủng toàn quốc vacxin ngừa ung thư cổ tử cung được triển khai ở Anh từ tháng 9/2008. Chương trình này có mục tiêu tiêm chủng vắc xin Cervarix cho 1,3 triệu bé gái trong độ tuổi 12 -13 ở Anh.
Tại Việt Nam, vắc xin Cervarix được phép lưu hành từ năm 2008, giá tiêm mũi đầu là 750.000 đồng, tổng cộng gồm 3 mũi tiêm.
Nhiều ca tử vong và tai biến do tiêm vacxin 5 trong 1
Trên thế giới đã từng xảy ra các vụ trẻ tử vong sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem (loại vắc xin 5 trong 1 vừa được chỉ định tạm ngừng tiêm chủng ở Việt Nam) ở Sri Lanka và Bhutan. Tuy nhiên, các cuộc điều tra của WHO sau đó lại kết luận loại vắc xin này không liên quan đến cái chết của các em.
Báo cáo đề ngày 16/10/2008 của WHO cho biết vào tháng 4/2008, Chính phủ Sri Lanka đã rút một loại vắc xin 5 trong 1 DTwP - HepB - Hib (Quinvaxem) do Tập đoàn Berna Biotech của Hàn Quốc sản xuất khỏi chương trình tiêm chủng quốc gia. Đây được coi là một biện pháp phòng ngừa sau khi có các báo cáo về các trường hợp tai biến sau tiêm chủng nghiêm trọng.
Cụ thể, từ ngày 1/1/2008 đến ngày 29/4/2008, tại Sri Lanka đã có năm trường hợp tai biến sau tiêm chủng gây tử vong và 20 trường hợp tai biến không tử vong. Tuy nhiên, các cuộc điều tra sau đó của WHO về những trường hợp này và việc xem xét lại chất lượng vắc xin của WHO cho thấy không có bằng chứng về mức độ rủi ro liên quan đến Quinvaxem.
Báo cáo này cũng nói Quinvaxem vẫn duy trì trong danh sách các vắc xin đủ điều kiện của WHO và WHO không khuyến cáo việc rút lại vắc xin này. WHO cũng đã được thông báo về một trường hợp trẻ tử vong ở Suriname tháng 11/2007, tạm thời được cho là liên quan đến Quinvaxem.
Còn theo báo The Economic Times của Ấn Độ, tháng 10/2009 bốn trẻ em ở Bhutan cũng đã thiệt mạng sau khi tiêm vắc xin
5 trong 1 có tên EasyFive (phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, cúm Haemophilus loại B và viêm gan B). Điều này đã khiến Công ty dược Panacea Biotec của Ấn Độ thu hồi vắc xin này cùng năm. Tháng 4-2010, Công ty Shantha Biotech của Ấn Độ cũng thu hồi 24 triệu liều loại vắc xin tương tự.
Tuy nhiên, cuộc điều tra của WHO cũng cho thấy không có sự liên quan giữa loại vắc xin này và cái chết của các em nhỏ ở Bhutan. WHO cũng kêu gọi Panacea Biotec nối lại việc cung cấp vắc xin này.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
HL (TH)