Anh Nguyễn Văn Đ. (50 tuổi ở Quảng Nam) đưa bố đi điều trị ung thư cậu nhỏ, tiện thể anh cũng nhờ bác sĩ kiểm tra luôn "súng ống" của mình. Bác sĩ khuyên anh nên phẫu thuật cắt bỏ chít hẹp bao quy đầu để tránh nguy cơ ung thư.
Vì chủ quan mình còn trẻ, sức khoẻ sung sức, "chít hẹp" không ảnh hưởng gì tới cuộc sống, hơn nữa anh lại đang bận chuyến công tác ra nước ngoài 2 năm nên anh bỏ qua để về rồi tính. Công việc cứ cuốn đi, sau 5 năm anh thấy cậu nhỏ bất thường, đi khám thì đã bị ung thư phải cắt bỏ.
|
Ảnh minh họa. |
Lời bàn: Ung thư dương vật chủ yếu do chít hẹp bao quy đầu. Hẹp bao quy đầu không trực tiếp gây ung thư nhưng tạo điều kiện viêm mạn tính niêm mạc bao quy đầu và quy đầu. Tổn thương viêm kéo dài nhiều năm làm biến dị tế bào niêm mạc, biến hóa dần thành ung thư.
Đặc biệt, trường hợp có hẹp bao quy đầu, ung thư bị che lấp, khó chẩn đoán sớm nên thường phát hiện ở giai đoạn muộn dẫn đến phải cắt cụt.
Do đó, dù bị hẹp quy đầu bẩm sinh hoặc thứ phát do viêm mạn tính bao quy đầu cần phải cắt bỏ sớm, tránh vì lý do nào đó mà trần trừ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.
ThS Trần Anh (Bệnh viện K)