Bác sĩ Nguyễn Trọng Thanh hiện là cố vấn chuyên môn tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.
Nghịch lý từ các thiết bị xét nghiệm hiện đại
Trước tiên, xin phép được bàn về nghịch lý từ sự thiếu hiểu biết của người bệnh. Người Việt Nam chúng ta từ xưa đến nay có một tâm lý sính ngoại, sính đồ đắt tiền. Họ cứ cho rằng, cứ đắt tiền mới thật sự tốt, mới an tâm. Đó gần như một “mốt” có thực trong xã họi Việt Nam hiện nay.
|
Chỉ cần bác sĩ phóng tay cho làm các xét nghiệm không cần thiết sẽ khiến người bệnh nghèo càng thêm khốn đốn. Ảnh minh họa. |
Cũng chính từ tâm lý ấy mà khi người bệnh đến các bệnh viện, khi chưa được sự chỉ định của các bác sĩ cho làm các xét nghiệm đã vội vàng yêu cầu bác sĩ cho làm xét nghiệm. Người bệnh và người nhà cho rằng phải làm nhiều xét nghiệm, các xét nghiệm đắt tiền với những thiết bị hiện đại mới cho kết quả khám là chính xác, mới xứng tầm. Chính điều này đã vô tình tạo lên sự hoán đổi ngôi giữa thầy thuốc và bệnh nhân.
Tôi xin kể một câu chuyện có thật trên nước Mỹ:
Có một nữ diễn viên điện ảnh bị chứng dức đầu dai dẳng. Một ngày, cô đến trung tâm khám bệnh hiện đại, làm đầy đủ các xét nghiệm, soi, chiếu chụp, siêu âm… nhưng vẫn không phát hiện ra bệnh. Cô rất buồn và chán nản, cô lang thang đến một quán café nhỏ bên góc phố, mượn tách café giải sầu.
Một khách hàng trong quán nhận ra nữ diễn viên này đến bắt chuyện, ông cảm nhận tâm trạng buồn của cô diễn viên. Cô được dịp bộc bạch hết mọi chuyện thăm khám, làm xét nghiệm... Ông khách tự giới thiệu là bác sĩ đa khoa, có một phòng khám nhỏ ở vùng nông thôn.
Ông hỏi “Cô có hay bị táo bón không?”, cô nữ diễn viên này cho biết cô thường xuyên bị táo bón. Vị bác sĩ này khiêm tốn giới thiệu cách chữa bệnh: “Về nhà cô uống thuốc tẩy, rồi dùng thuốc nhuận tràng, ăn chế độ nhiều rau có xơ”.
Mười ngày sau, một mẩu tin trên báo cùng với lời cảm ơn của nữ diễn viên tới vị bác sĩ nông thôn kia.
Câu chuyện trên cho thấy rằng, không phải cứ làm nhiều xét nghiệm hiện đại và đắt tiền là có thể chẩn đoán được bệnh.
Cho vừa đủ xét nghiệm, nhưng đưa được chẩn đoán sơ bộ và chẩn đoán phân biệt thành chẩn đoán xác định và tiên lượng được bệnh là thầy thuốc rất giỏi.
Thầy thuốc khá là người biết cho đủ xét nghiệm để chẩn đoán xác định bệnh tật cho người bệnh, nhưng chưa thể hiện được tiên lượng rõ ràng.
Thầy thuốc tồi là người cho thừa xét nghiệm, nhưng không xác định được chẩn đoán.
Và thầy thuốc kém là người cho thừa xét nghiệm mà cũng chỉ xác định được chẩn đoán.
|
Nghịch lý thứ hai là về phía thầy thuốc, để đánh giá người thầy thuốc giỏi chẩn đoán hay không chỉ cần nhìn vào danh sánh cho xét nghiệm trên một bệnh lý cụ thể.
Cho vừa đủ xét nghiệm, nhưng đưa được chẩn đoán sơ bộ và chẩn đoán phân biệt thành chẩn đoán xác định và tiên lượng được bệnh là người rất giỏi.
Người thầy thuốc khá là người thầy thuốc biết cho đủ xét nghiệm để chẩn đoán xác định bệnh tật cho người bệnh, nhưng chưa thể hiện được tiên lượng rõ ràng.
Ngược lại, người thầy thuốc tồi là người cho thừa xét nghiệm, nhưng không xác định được chẩn đoán. Và người thầy thuốc kém là người thầy thuốc cho thừa xét nghiệm mà cũng chỉ xác định được chẩn đoán.
Việc cho làm các xét nghiệm tràn lan, không cần thiết còn biểu hiện đó là người thầy thuốc lười suy nghĩ, vận động. Việc ỷ lại, phụ thuộc vào xét nghiệm để chẩn đoán, nếu sau một thời gian dài, những kỹ năng nghề, kinh nghiệm trong chẩn đoán của bác sĩ lâm sàng sẽ bị thui chột, mòn dần.
Ngoài ra, giá thành khám và chữa bệnh ở nước ta khá cao so với mức thu nhập bình quân. Đặc biệt lại quá cao so với thu nhập ở nông thôn. Do đó chỉ cần bác sĩ phóng tay cho làm các xét nghiệm không cần thiết sẽ khiến người bệnh nghèo càng thêm khốn đốn.
Đó chính là những nghịch lý mà từ chính sự hiện đại từ các thiết bị y tế mang lại.
Món lợi kinh tế từ các xét nghiệm
Trong y học, Tây y là kết quả của một phương pháp luận khoa học khách quan đi từ quan sát, đúc kết, thực nghiệm kiểm chứng rồi mới đúc kết thành lý thuyết khách quan để áp dụng việc khám và chữa bệnh. Vì vậy, xét nghiệm y học là một chứng cứ khoa học làm bằng chứng khoa học chứng minh bệnh tật cho người bệnh trước, trong và sau khi điều trị.
Theo đó, chỉ cần hỏi một sinh viên học trường y, họ cũng sẽ nói rằng: với một bác sĩ khám bệnh, thì việc hỏi, nhìn, sờ, gõ, nghe và lấy các dấu hiệu sinh tồn (nhiệt độ, mạch, nhịp tim, huyết áp….) là đủ 80% kết luận về hầu hết các bệnh tật. Thậm chí những bệnh lý đơn giản thông thường chỉ cần thăm khám cũng đủ để chẩn đoán hầu như 100% xác định được bệnh. Đối với khoảng 20% - 30% còn lại là xét nghiệm để có bằng chứng khoa học chứng minh điều đã khám là chính xác, trước khi điều trị.
Trong y học, việc xét nghiệm y học có 2 loại đó là: xét nghiệm phục vụ cho chẩn đoán chính xác và xét nghiệm cho loại trừ chẩn đoán.
Xét nghiệm chẩn đoán xác định là xác tín lại chẩn đoán sơ bộ trên lâm sàng mà người thầy thuốc đã nghi ngờ là bệnh nhân có cái bệnh nào đó đang tồn tại. Song trong biểu hiện bệnh tật của nhiều bệnh lý khác nhau lại có cùng triệu chứng giống nhau. Cho nên sau khi thăm khám, ngoài bệnh được đưa vào chẩn đoán sơ bộ, người thầy thuốc giỏi luôn đưa ra những bệnh giống với bệnh chẩn đoán sơ bộ là những bệnh cần chẩn đoán phân biệt, để không bị sai sót trong chẩn đoán và điều trị. Chính điều này, cần phải có những xét nghiệm loại suy cho những bệnh nằm trong danh sách phải chẩn đoán phân biệt.
Cũng phải thừa nhận rằng, có một số bệnh lý chưa thể quyết định điều trị dù đã có chẩn đoán xác định, ví dụ như xuất huyết não, sốt xuất huyết, những khối u trong não, dạ dày… Những căn bệnh này cần cần theo dõi để quyết định lựa chọn giữa điều trị nội khoa (điều trị bằng thuốc) hay cần phẫu thuật. Đối với những bệnh lý ấy, việc làm xét nghiệm lại là điều cần thiết. Không ai và không nên vì sợ tốn tiền người bệnh mà không dám đưa ra xét nghiệm lặp lại, khi cần.
Các xét nghiệm hiện đại sẽ giúp chẩn đoán bệnh nhanh, nhưng việc lạm dụng xét nghiệm sẽ gây tốn kém cho người bệnh.
Đưa ra những khái niệm cơ bản trên là để nói lên những điều đã và đang tồn tại trong ngành y chúng ta về chuyên môn trong về mảng chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh.
Nhưng liệu sự tồn tại ấy có chỉ dừng lại ở chuyện bác sĩ giỏi hay kém trong chuyên môn? Hay có sự lạm dụng từ những xét nghiệm thừa? Nhiều người đặt câu hỏi rằng, liệu đó có phải là một món lợi kinh tế giữa những người thầy thuốc và người làm xét nghiệm?
Để đánh giá được mức độ đúng sai trong việc ra chỉ định xét nghiệm, thiết nghĩ cần liệt kê hết các xét nghiệm đã làm so với bệnh đã được chẩn đoán đúng sẽ biết được xét nghiệm nào cần thiết và không cần thiết. Cho làm các xét nghiệm là quyền chuyên môn của thầy thuốc lâm sàng. Và chỉ cần bớt một chữ ký là đã đỡ tốn kém cho người bệnh tiền triệu, tắc trách phóng tay có thể làm cho bệnh nhân vốn đã nghèo lại càng trở nên nghèo hơn.
Việc lạm dụng xét nghiệm vì các mục đích khác nhau ở các cơ sở y tế có lẽ cần xem lại về mặt quản lý và về khả năng chuyên môn, đạo đức trong ngành y hiện nay.
Ý kiến nhỏ này của tôi rất hi vọng nhận được sự ủng hộ, đồng cảm và lắng nghe.
*
Tên bài do tòa soạn đặt.
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU
Bác sĩ Nguyễn Trọng Thanh