Theo tờ Khán Hòa, với sự trợ giúp từ Hệ thống Định vị Bắc Đẩu, Quân đoàn Pháo binh Số 2 của Trung Quốc có thể tấn công chính xác các mục tiêu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trong các cuộc chiến tranh trước đây, Quân đội Trung Quốc chỉ có thể tấn công các mục tiêu trong vòng bán kính 30km nhờ lực lượng pháo binh thông thường. Nhờ sự hỗ trợ từ máy bay chiến đấu, tấm bắn này đã được mở rộng đạt mức 300-400km. Tầm hạn chế này đã hạn chế các chiến dịch của Quân đội Trung Quốc trong các cuộc xung đột.
Tuy nhiên, điều này đã thay đổi hoàn toàn vào ngày nay. Nếu xảy ra xung đột giữa Bắc Kinh và New Delhi, Quân đội Trung Quốc có khả năng tấn công các mục tiêu nằm sâu 300km trong lãnh thổ Trung Quốc với tên lửa đạn đạo chiến thuật DF-11.
|
Tên lửa đạn đạo chiến thuật DF-11.
|
Với nhiều phương pháp hỗ trợ, DF-11 có thể làm tê liệt trung tâm chỉ huy của Quân đội Ấn Độ. Tên lửa này với bệ phóng di động cũng có thể tấn công các trung tâm giao thông của Ấn Độ như đường tàu, đường hầm, cầu và sân bay.
Tầm chiến đấu của tiêm kích Su-30MKK trong biên chế Không quân Trung Quốc đạt mức 1.500km với tầm tấn công chính xác đạt mức 100-200km. Với tầm hoạt động này cả New Delhi – thủ đô của Ấn Độ cũng nằm trong tầm không kích của Trung Quốc.
Khi kết hợp nhiều loại tên lửa, Quân đội Trung Quốc có thể tàn phá nền kinh tế và chính trị của cả Ấn Độ. Xung đột biên giới sẽ không chỉ giới hạn ở biên giới như những cuộc chiến hơn 50 năm trước (1962).
Nguyễn Hoàng