Theo Tạp chí Jane’s Defence Weekly, trong bản Hiến pháp mới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tiếp tục tái khẳng định sự phát triển nền móng công nghiệp quốc phòng và quyết định giảm sự phụ thuộc nhập khẩu quân sự từ nước ngoài.
Hiến pháp mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, tổng kết cam kết “xây dựng công nghiệp quốc phòng” Việt Nam và để đảm bảo cung cấp trang bị hiện đại cho Quân đội Nhân dân Việt Nam (Vietnam People Army - VPA). Hiến pháp này đưa sự thịnh vượng của đất nước liên kết với sự phát triển nền móng công nghiệp quốc phòng và Quân đội Nhân dân Việt Nam, đồng thời kêu gọi lĩnh vực an ninh và quốc phòng quốc gia giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước.
|
Ảnh minh họa.
|
Việt Nam quan tâm đến phát triển công nghiệp quốc phòng phù hợp với kế hoạch 5 năm (2011 – 2015) của Việt Nam. Kế hoạch này đưa phát triển công nghiệp quốc phòng trở thành một trọng 5 mục tiêu quan trọng.
Kế hoạch phát triển nền móng công nghiệp quốc phòng Việt Nam chủ yếu tập trung vào củng cố và điều chỉnh cơ cấu sản xuất, nâng cao tố chất, năng lực chuyên ngành và tăng cường hợp tác về kỹ thuật và kiến thức chuyên môn liên quan của nước ngoài thông qua nhập khẩu quân sự. Những chính sách này được sự hỗ trợ của ngân sách quốc phòng.
Jane's Defence Weekly dự đoán, năm 2013 ngân sách quốc phòng của Việt Nam đạt 3,78 tỷ USD. Và đến trước năm 2017, ngân sách quốc phòng sẽ đạt 4,92 tỷ USD, tăng 30%.
Hiến pháp mới của Việt Nam thay thế bản Hiến pháp năm 1992, cũng tập trung vào việc thúc đẩy kinh tế không ngừng hội nhập với kinh tế thị trường toàn cầu.
Bằng Hữu