Tạp chí Khán Hòa đưa tin, gần đây Trung Quốc đã giới thiệu trên các phương tiện truyền thông phiên bản hệ thống tên lửa phòng không Tor M1 (Nga) gọi là Hồng Kỳ 17 (HQ-17).
Theo một số nguồn tin, năm 1995, Trung Quốc đã ký hợp đồng mau 14 hệ thống tên lửa Tor-M1 từ Nga và nhận chuyển giao vào năm 1997. Năm 1999, Trung Quốc tiếp tục mua 13 hệ thống Tor-M1 và tất cả được chuyển giao hoàn tất năm 2000. Có nguồn tin cho biết là số lượng đạn tên lửa dùng cho hệ thống Tor mà Trung Quốc mua vào khoảng 150 quả.
|
Hệ thống phòng không tầm thấp tự hành Tor.
|
Giống với hệ thống tên lửa phòng không Tor M1 thì HQ-17 sử dụng hệ thống ống phóng thẳng đứng, chứa được khoảng 6 tên lửa trong bệ phóng.
Đạn tên lửa hệ thống HQ-17 có thể nhái lại đạn tên lửa 9M331 của Tor nhưng có kích thước lớn hơn với chiều dài 3,5m (so với 2,9m đạn 9M331), trọng lượng đạt 165kg (nhẹ hơn so với mẫu 9M331 nặng 167kg), tầm bắn tương đương với độ cao diệt mục tiêu từ 10m tới 6km, tầm bắn 1-12km, tốc độ bay Mach 2,3.
Hệ thống gồm radar và bệ phóng tên lửa được đặt trên khung bệ bánh xích. Khán Hòa cho biết thêm rằng, phần khung gầm cở sở đặt hệ thống Tor M1 được Trung Quốc nhập khẩu từ Ukraine, có thể là để tham khảo chế tạo lại. Hệ thống tên lửa HQ-17 được nhà máy sản xuất tại Tây An, Trung Quốc chế tạo.
|
Hình ảnh được cho là khung bệ hệ thống HQ-17. |
Tạp chí Khán Hòa nhận định sự tồn tại của HQ-17 đã khoảng 10 năm, nhưng Trung Quốc không hề lên tiếng. Hiện tại, Lục quân Trung Quốc chủ yếu dựa vào hệ thống tên lửa phòng không tầm trung HQ-16 và tầm thấp HQ-17 để tạo thành nhóm tác chiến dã chiến. Nhóm chiến đấu này sẽ có tầm bắn thấp nhất là 20 km và tầm bắn trung bình khoảng 50 km.
Vẫn chưa có thông tin nào về việc trang bị HQ-17 cho Hải quân Trung Quốc hay xuất khẩu loại tên lửa này. Với Tor thì người Nga đã phát triển biến thể hải quân định danh là 3K95 trang bị trên các tàu khu trục và hộ vệ kiểu cũ. Không loại trừ khả năng, Trung Quốc cũng sẽ bắt chước việc đưa HQ-17 lên tàu chiến.
Hoàng Anh