Theo tờ Wen Wei Po (trụ sở tại Hong Kong), phái đoàn quân sự của Trung Quốc đã đến Nga vào cuối tháng trước và có buổi làm việc với Liên hiệp sản xuất chế tạo máy Moscow (MMPO). Đây là hãng sản xuất động cơ phản lực nổi tiếng của Nga còn được biết với cái tên là Salyut, để thảo luận về hợp tác sự phát triển động cơ phản lực dành riêng cho máy bay tiêm kích tàng hình J-20 của Trung quốc.
|
Trung Quốc lại phải cầu cạnh tới Nga để phát triển động cơ hàng không cho siêu tiêm kích J-20.
|
Chuyến thăm của đoàn Trung Quốc được đăng tải trên trang mạng chính thức của Salyut vào ngày 31/10. Dẫn đầu đoàn là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thượng tướng Hứa Kỳ Lượng, cùng đi với ông có Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác của Nga với Trung Quốc trong việc phát triển động cơ máy bay mới này.
Được sự cho phép của chính phủ Nga, đoàn Trung Quốc đã tham gia hội thảo, thăm trung tâm thử nghiệm động cơ, dây chuyền sản xuất và bảo tàng của liên hiệp.
Từ năm 2005, Trung Quốc đã ký hợp đồng mua 100 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy AL-31F của Nga với tổng trị giá 300 triệu USD. Đây là hợp đồng lớn nhất Trung Quốc ký với Rosoboronexport vào năm đó. Năm 2006, một hợp đồng được ký giữa Salyut và Tổng Công ty Động cơ Hàng không Thẩm Dương để sản xuất động cơ máy bay cho Trung Quốc.
|
Ảnh minh họa.
|
J-20 hiện vẫn thiếu động cơ phản lực có thể đạt các tính năng kỹ thuật cần thiết. Nhiều chuyên gia Nga cho rằng loại máy bay này sẽ được lắp các động cơ tuốcbin phản lực cánh quạt tiên tiến hơn các động cơ AL-31FM1.
Báo Wen Wei Po cho biết rằng, bằng cách đầu tư vào nhà máy của Nga, cuối cùng Trung Quốc cũng có được bí quyết họ cần để tự phát triển động cơ máy bay tính năng cao. Đổi lại, khoản đầu tư của Trung Quốc có lợi cho kinh tế Nga.
Trà Khánh