Truyền thông Trung Quốc mới đây đăng tải hình ảnh cho thấy, tiêm kích tàng hình J-20 mang số hiệu 2015 đã bắt đầu thử nghiệm trên mặt đất và trên không. Đây là chiếc thứ 6 thuộc chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 J-20.
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, tổng hợp quá trình phát triển và các nguyên nhân khác có thể xác định được Tổng công ty Thành Đô có thể sẽ chế tạo 10 mẫu thử tiêm kích J-20.
|
Trung Quốc thử nghiệm trên mặt đất J-20 số hiệu 2015.
|
So với quá trình phát triển
tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ thì toàn bộ giai đoạn phát triển đã chế thử 11 chiếc. Cụ thể, giai đoạn 1997-1998 sản xuất 1 chiếc, năm 1999 là 2 chiếc, đến năm 2000 sản xuất 3 chiếc.
Qua đó, có thể thấy với sự phát triển của máy bay chiến đấu, thì chu kỳ sản xuất của máy bay thử nghiệm cũng được rút ngắn, khoảng cách xuất hiện giữa máy bay J-20 số hiệu 2013 với 2015 chỉ có mấy tháng. Như vậy, chương trình phát triển J-20 có lẽ đã đi tới giai đoạn gần cuối.
Chuyên gia Trình Phi bình luận, F-22 được đưa vào sử dụng do bị hạn chế bởi thời đại cho nên tính năng của nó cơ bản tập trung vào tác chiến đối không, còn máy bay J-20 lại có ưu thế hơn ở khả năng đa nhiệm với
khoang vũ khí lớn. Trong tương lai, máy bay tàng hình J-20 một khi được trang bị động cơ đẩy mới thì nó có thể đạt được ưu thế về tính cơ động siêu âm vượt hơn so với F-22.
Nếu tiêm kích tàng hình J-20 có thể kịp triển khai với số lượng nhỏ vào năm 2017 thì Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trang bị máy bay chiến đấu tàng hình tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Điều này đủ để thay đổi cán cân lực lượng trên không của khu vực này, cũng như giúp Trung Quốc bảo vệ an ninh và quyền lợi quốc gia.
Bằng Hữu