Nhật Bản thành lập lính thủy đánh bộ bảo vệ đảo

Google News

(Kiến Thức) - Nhật bản sẽ thành lập lực lượng lính thủy đánh bộ làm nhiệm vụ bảo vệ các đảo (như Senkaku/Điếu Ngư) và đánh chiếm đảo.

Theo phương tiện truyền thông Nhật Bản, chính phủ nước này sẽ công bố dự thảo sửa đổi “Đại cương kế hoạch phòng vệ” vào trung tuần tháng 7/2013. Dự thảo xác định rõ mục tiêu của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) phải có “chức năng của lực lượng lính thủy đánh bộ”.

Phân tích chỉ ra, hiện nay, JSDF chỉ có Lực lượng Phòng vệ mặt đất (JGSDF), Lực lượng Phòng vệ biển (JMSDF) và Lực lượng Phòng vệ trên không (JASDF) và chưa hình thành lính thủy đánh bộ.

Căn cứ vào “luật phòng vệ” hiện hành của Nhật Bản, nếu muốn thiết lập lực lượng vũ trang mới, cần phải sửa đổi “luật phòng vệ”. Với tình hình chính trị Nhật Bản hiện nay, việc sửa đổi “luật phòng vệ” rõ ràng là khó khăn rất lớn.

Vì vậy, chính phủ Nhật Bản trên cơ sở của Lực lượng Phòng vệ mặt đất, thu hút lực lượng tinh nhuệ từ Lực lượng Phòng vệ trên biển và trên không, tổ chức thành “Lực lượng cơ động đặc biệt xa đảo”. Đây sẽ trở thành lực lượng lính thủy đánh bộ phiên bản Nhật Bản, đảm nhận nhiệm vụ phòng vệ các đảo gần Okinawa như đảo Senkaku và tác chiến chiếm đảo.
Nhật Bản có những phương tiện đổ bộ hiện đại nhưng không có lính thủy đánh bộ.

Dự thảo sửa đổi đề xuất 3 mục tiêu xây dựng lớn của “Lực lượng lính thủy đánh bộ” phiên bản Nhật Bản gồm:

- Thứ nhất, tăng cường xây dựng Đại đội huấn luyện thông thường phía Tây của Lực lượng phòng vệ mặt đất

- Thứ 2, tạo ra một lực lượng chuyên nghiệp có xe chiến đấu đổ bộ và có khả năng đổ bộ đường không từ máy bay vận tải MV-22 Osprey

- Thứ 3, phá vỡ ranh giới quản lý của 3 quân gồm lục quân, hải quân và không quân, thiết lập một cơ chế chỉ huy tổng hợp.

Hiện nay, căn cứ Đại hội huấn luyện thông thường phía Tây của JASDF ở Sasebo thuộc tỉnh Nagasaki đang tiếp nhận huấn luyện tổng hợp của Quân đội Mỹ.

Lực lượng tinh nhuệ gồm 700 quân này đã nhiều lần tham gia tập trận quân sự chung với Quân đội Mỹ, được xem là “Lực lượng lính thủy đánh bộ chuẩn” của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.




Bằng Hữu