Thông tin này được đăng tải trong bài bình luận đăng trên Nhật báo Quảng Châu, số ra ngày 16/6.
Theo bài báo, sau khi chính quyền Tokyo thông qua 3 nguyên tắc về việc chuyển giao thiết bị quốc phòng vào tháng 4, 14 công ty quốc phòng lớn của Nhật Bản (bao gồm cả “ông lớn” Mitsubishi Heavy Industries) đã tham dự hội chợ thương mại quốc phòng Eurosatory tại Paris. Tại đây, Nhật Bản đã trưng bày nhiều thiết bị quân sự gồm cả xe bọc thép, tàu quét mìn với hi vọng thu hút khách hàng tiềm năng từ châu Âu.
|
Tàu ngầm phi hạt nhân tấn công lớp Soryu.
|
Theo điều 9 Hiến pháp Nhật Bản, nước này bị cấm bán bất kỳ hệ thống vũ khí nào kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II. Tuy nhiên, nhằm thúc đẩy chiến lược “xoay trục châu Á”, chính quyền Obama đã cho phép Nhật Bản xem xét lại điều khoản này thông qua việc ban hành Chiến lược An ninh Quốc gia và hướng dẫn Chương trình Quốc phòng trong tháng 12/2013. Với 2 văn bản này, Nhật Bản đã đạt được cơ sở pháp lý phát hành 3 nguyên tắc về việc chuyển giao các thiết bị quân sự và hạn chế lệnh cấm xuất khẩu vũ khí.
Văn bản pháp lý mới được thông qua trong tháng 4/2014 cho phép Tokyo điều chỉnh việc xuất khẩu thiết bị quân sự Nhật Bản ra nước ngoài, trong đó có việc thảo luận bán 12 tàu ngầm phi hạt nhân tấn công lớp Soryu cho Australia.
"Văn kiện mới là mối đe dọa đáng kể bởi nó cho phép các ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản tăng cường lợi nhuận bằng cách thúc đẩy các cuộc xung đột trên toàn cầu", Nhật báo Quảng Châu bình luận (?).
Bằng Hữu