"Nga gần đây đã một lần nữa không chấp thuận đề nghị của Trung Quốc về việc mua các oanh tạc cơ Tu-22 cho Trung Quốc thay thế các máy bay H-6 lỗi thời", trang mạng phân tích quân sự Nga cho biết.
To lớn và chậm chạp, máy bay ném bom chiến lược H-6 là mục tiêu dễ dàng với hệ thống phòng không Mỹ. Trung Quốc hiện có trong biên chế khoảng 100 máy bay H-6 được thiết kế dựa trên mẫu Tu-16 mà nước này mua từ Moscow năm 1958.
Nhằm kéo dài thời gian sử dụng H-6, cũng như tăng cường khả năng tác chiến trong chiến tranh hiện đại. Tổng công ty Công nghiệp máy bay Tây An đã phát triển biến thể nâng cấp lớn được định danh là H-6 trang bị động cơ của Nga D-30KP-2 giúp tăng tầm bay, mang được 6 tên lửa hành trình chiến lược CJ-10A được thiết kế dựa trên mẫu Kh-55 Nga.
|
Oanh tạc cơ chiến lược Tu-22.
|
Mặc dù vậy, dù cho cải tiến thế nào thì H-6K không thể nào so sánh với oanh tạc cơ tàng hình B-2 Mỹ và oanh tạc cơ siêu âm Tu-22 của Nga.
Thiết kế Tu-22 của Nga được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Kuznetsov NK-25 (lực đẩy 245,2kN/chiếc) cho tốc độ bay vượt âm Mach 1,88 (tức 2.000km/h), bán kính chiến đấu 2.410km, trần bay 13.300m.
Máy bay ném bom được trang bị hệ thống vô tuyến điện tử và dẫn đường rất mạnh. Hệ thống tự động trên máy bay tích cực tham gia vào việc điều khiển nó, khiến cho công việc của phi công được nhẹ nhàng đi nhiều.
Về vũ khí, máy bay ném bom chiến lược Tu-22 mang được tới 21 tấn bom, tên lửa các loại gồm cả vũ khí hạt nhân.
Trung Quốc cũng đang nỗ lực phát triển thiết kế máy bay ném bom mới để thay thế cho H-6 nhưng điều này được cho là nhiệm vụ quá sức với ngành công nghiệp hàng không nước này.
Hoàng Lê