Tạp chí quân sự Jane’s đưa tin cho hay, Tổng công ty chế tạo máy bay MiG đã chuyển giao cho Không quân Nga những chiếc tiêm kích đa năng MiG-29SMT đầu tiên theo đơn hàng được hai bên ký kết vào tháng 4/2014.
Được biết, vào năm 2014 Bộ quốc phòng Nga đã đặt mua thêm 16 chiếc MiG-29SMT từ MiG như một biện pháp thay thế tạm thời trong khi kế hoạch sản xuất những chiếc MiG-35S bị trì hoãn liên tục. Theo đó Không quân Nga đã đặt mua 14 chiếc MiG-29SMT biến thể một chỗ ngồi và 2 chiếc MiG-29UB biến thể hai chỗ ngồi dành cho huấn luyện.
|
Đến cuối năm nay, phi đội MiG-29SMT của Không quân Nga sẽ tăng lên hơn 44 chiếc.
|
Những chiếc tiêm kích MiG-29SMT đầu tiên được chính thức chuyển đến căn cứ không quân Astrakhan-Privolzhskiy vào cuối tháng 12 năm ngoái, và đây vốn là trung tâm đào tạo không quân số 116 của Không quân Nga.
Hiện tại vẫn chưa rõ số lượng MiG-29SMT Không quân Nga sẽ chuyển giao cho các trung tâm huấn luyện bay của nước này, nhưng theo một số trang mạng quân sự của Nga cho biết thì hiện tại đã có ít nhất 2 chiếc MiG-29SMT (mang số hiệu Blue 20 và Blue 21) và con số này có thể lên tới 4 chiếc trong thời gian sắp tới cộng với đó là một chiếc MiG-29UB (mang số hiệu Blue 50) dành cho huấn luyện.
Tất cả số máy bay trên đều được chuyển đến Astrakhan-Privolzhskiy vào cuối năm ngoái và MiG sẽ hoàn thành đơn hàng MiG-29SMT với Không quân Nga vào cuối năm nay.
Hiện tại, Không quân Nga đã đưa vào trang bị ít nhất 28 chiếc MiG-29SMT và số máy bay này vốn không phải do Không quân Nga đặt hàng mà thuộc về hợp đồng 36 chiếc MiG-29SMT giữa Algeria và MiG, tuy nhiên phía Không quân Algeria đã từ chối nhận số máy bay trên do lo ngại về chất lượng.
Mặt khác những chiếc MiG-29SMT dành cho Không quân Nga có trang thiết bị điện tử khác hoàn toàn so với của Algeria với hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến chỉ dành riêng cho thị trường nội địa của Nga.
|
Biến thể hiện đại hóa MiG-29SMT được xem là lời giải cho khá nhiều vấn đề mà Không quân Nga đang gặp phải.
|
Xét về mặt tổng thể biến thể hiện đại hóa của MiG-29 là MiG-29SMT có thể được xem là sẽ giúp kéo dài thời gian hoạt động phi đội MiG-29 già nua của Không quân Nga thêm hơn 10 năm nữa. Bên cạnh đó, MiG-29SMT cũng sở hữu bình nhiên liệu lớn hơn giúp nó tăng đáng kể tầm hoạt động khi không chiến lên tới 1.550 km.
Trang thiết bị điện tử cũng như thiết khung thân máy bay trên MiG-29SMT cũng có sự thay đổi khá lớn so với các phiên bản MiG-29 trước đó Không quân Nga từng đưa vào trang bị. Đáng kể nhất trong số đó là nâng cấp hệ thống radar Zhuk-ME, hệ thống động cơ phản lực RD-33 và thiết kế buồng lái thay đổi.
Trà Khánh