Theo mạng Army Recognition, Quân đội Israel đã chính thức công nhận sự tồn tại của xe tăng chiến đấu chủ lực Pereh - một biến thể hiện đại hóa của xe tăng Magach. Điểm đặc biệt của Pereh so với Magach là việc chúng được tích hợp sẵn một tổ hợp ống phóng tên lửa chống tăng có dẫn đường tiên tiến Spike NLOS.
Xe tăng Pereh sử dụng lại nguyên khung gầm của Magach - biến thể nâng cấp của xe tăng chiến đấu chủ lực M48 hoặc M60 do Mỹ chế tạo và từng được Quân đội Israel sử dụng.
|
Hình ảnh được cho là của Pereh tại chiến dịch quân sự Protective Edge của Israel tại Dải Gaza vào tháng 7/2014.
|
Tháp pháo ban đầu của Magach được mở rộng tối đa để có thể tích hợp tổ hợp ống phòng cùng 12 tên lửa Spike NLOS với một lớp giáp bảo vệ bên ngoài. Trong khi đó nó vẫn được trang bị một pháo chính 105mm giả vốn là vũ khí tiêu chuẩn trên các dòng xe tăng Magach. Khá dễ để có thể nhận dạng Pereh vì nó được trang bị một hệ thống ăng-ten dẫn đường cho các tên lửa Spike NLOS khi chúng được triển khai.
Toàn bộ tháp pháo phía trước và phần thân của Pereh đều được trang bị hệ thống giáp tích hợp đa lớp nhằm chống lại các loại tên lửa chống tăng, nhất lại tại phần tháp pháo chứa Spike NLOS.
Những hình ảnh đầu tiên về xe tăng Pereh xuất hiện trên các trang mạng quân sự từ năm 2014, khi chúng tham gia vào chiến dịch quân sự Protective Edge của Israel tại Dải Gaza vào tháng 7/2014. Vào thời điểm đó Pereh được gọi với cái tên khác là Magach 8 một biến thể hiện đại hóa của dòng xe tăng Magach.
|
Toàn bộ hệ thống ống phóng Spike NLOS của Pereh khi được nhìn từ phía sau.
|
Spike NLOS là hệ thống tên lửa tấn công đa năng, được trang bị hệ thống dẫn đường quang điện tử có khả năng liên kết dữ liệu không dây theo thời gian thực với tầm bắn lên đến 25km. Nó được hãng Rafael phát triển theo đơn đặt hành của Quân đội Israel, đây cũng được xem là loại tên lửa chống tăng có tầm bắn xa nhất thế giới hiện nay.
Tên lửa Spike NLOS có thể tấn công các mục tiêu ở vị trí bị bị che khuất hoàn toàn nhờ hệ thống ống phóng thẳng đứng với hai chế độ tấn công gồm: tấn công trực tiếp; tấn công mục tiêu dựa xác định vị trí tọa độ sau khi đã được phóng lên. Với hai chế độ trên, giúp cho Spike NLOS có thể linh động tìm diệt các mục tiêu bị che khuất khỏi tầm nhìn với độ chính xác cao, cũng như giúp đánh giá được mức độ thiệt hại mà các tên lửa Spike NLOS gây ra theo thời gian thực.
Spike NLOS còn được trang bị hệ thống dẫn đường quang hồng ngoại với hệ thống cảm biến kép, giúp nó có thể tấn công chính xác các mục tiêu cả ngày lẫn đêm dưới mọi điều kiện thời tiết khác nhau.
Trà Khánh