Iran bất ngờ phóng tên lửa Shahab-3 giữa căng thẳng với phương Tây

Google News

Tối 25/7, Iran đã bất ngờ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Shahab-3. Vụ phóng được thực hiện ở Nam Iran và quả đạn bay khoảng 960 km về phía Bắc.

Thông tin về vụ phóng được Kênh Fox News dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết: "Chúng tôi có báo cáo đầy đủ về thông tin vụ Iran phóng tên lửa đạn đạo Shahab-3 diễn ra tối 25/7 (giờ địa phương) về phía Bắc nước này. Hiện chúng tôi chưa thể bình luận gì thêm", một vị đại diện của quân đội Mỹ cho biết.
Iran bat ngo phong ten lua Shahab-3 giua cang thang voi phuong Tay
Tên lửa đạn đạo Shahab-3. 
Hiện Iran chưa có phản ứng chính thức trước thông tin Mỹ đăng tải. Mặc dù vậy, nguồn tin khẳng định loại tên lửa Tehran vừa phóng có tầm bắn lên tới trên 2.000km, điều đó đồng nghĩa với việc nó có thể đe dọa hầu hết mục tiêu của Mỹ tại Trung Đông và thừa sức bắn tới lãnh thổ Israel.
Shahab-3 hiện là mối đe dọa thực sự với Mỹ và Israel không chỉ bởi tầm bắn. Iran tuyên bố Shahab-3 có thể mang cả đầu đạn thông thường lẫn hạt nhân và có thể tấn công mục tiêu với độ chính xác cực cao khi có CEP (bán kính vòng tròn sai số) chỉ từ 30-50m.
Con số này khiến nhiều người hoài nghi bởi Iran không có hệ thống dẫn đường vệ tinh đủ mạnh, chỉ dựa vào dẫn hướng quán tính khó lòng đạt được con số này. Các nhà phân tích quân sự phương Tây nhận định, dưới áp lực từ các chương trình cấm vận nhắm vào Iran, nước này khó lòng sản xuất được Shahab-3 với số lượng lớn.
Mặc dù vậy, những thông tin này chỉ là phán đoán và sức mạnh thật của Shahab-3 vẫn đang là điều bí ẩn với phương Tây. Đặc biệt, ngoài Shahab-3, lực lượng tên lửa Iran còn sở hữu loạt tên lửa đạn đạo với nhiều tầm bắn khác nhau.
Trong đó có tên lửa đạn đạo tầm ngắn Fateh sử dụng nhiên liệu rắn với hai phiên bản chính là Fateh-110 và Fateh-313 có tàm bắn lên tới 500km. Hiện Iran cũng đang có trong trang bị tên lửa đạn đạo tầm trung Sejjil có tầm bắn 2.000 km và mang theo đầu đạn nặng tối đa 1,5 tấn.
Để tấn công mục tiêu trên biển, Iran nghiên cứu tên lửa đạn đạo diệt hạm Khalij Fars phục vụ chiến lược A2/AD nhằm đối phó quân đội Mỹ ở vịnh Ba Tư. Được thử nghiệm và biên chế năm 2011, tên lửa Khalij Fars có tầm bắn 300 km, mang theo đầu đạn nặng 650 kg, đạt tốc độ siêu âm và được trang bị các hệ thống dẫn đường chính xác cao, cho phép đánh trúng mục tiêu trong vòng tròn bán kinh 8,5 m.
Tehran đã ra mắt biến thể trang bị đầu dò thụ động Hormuz-1 và radar chủ động Hormuz-2.
"Ngoài các dòng vũ khí chủ lực này, Iran cũng sở hữu nhiều tên lửa đạn đạo và hành trình có uy lực.
Tên lửa đạn đạo luôn là át chủ bài trong chiến lược răn đe của Iran, có khả năng gây thiệt hại nặng nề cho lực lượng Mỹ đang triển khai ở Trung Đông và một phần châu Âu nếu nổ ra chiến tranh", chuyên gia Zachary Keck của Fox News nhận định.
Theo Đan Nguyên/Báo Đất Việt