Tờ Hindu của Ấn Độ hôm 5/3 đã trích dẫn một bản báo cáo mới được công bố của Viện nghiên cứu NIAS (trụ sở tại Bangalore, Ấn Độ) cho biết, tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc hoàn toàn có khả năng đánh chìm một tàu sân bay hạt nhân của Mỹ.
Trong bản báo cáo này, chuyên gia Ấn Độ cho rằng hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc sẽ giúp tăng đáng kể độ chính xác của các tên lửa của nước này. Bản báo cáo cho rằng việc sở hữu tên lửa DF-21D đã làm lung lay quan niệm truyền thống về ưu thế bất khả chiến bại của Hải quân Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
|
Ảnh minh họa.
|
“Tên lửa đạn đạo chống hạm này có thể đóng vai trò là yếu tố răn đe đáng tin cậy trước nguy can thiệp quan sự của Mỹ vào các tranh chấp lãnh thổ trên biển của Trung Quốc đối với một số nước làng giềng trong đó có các nước đồng mình then chốt của Mỹ”, bản báo cáo đánh giá.
Theo NIAS, tên lửa DF-21D được thiết kế dựa trên các tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 và có khả năng mang các đầu đạn cơ động thông thường, tấn công các tàu sân bay từ khoảng cách 2.000km.
Ông S Chandrashekar - một trong những tác giả của bản báo cáo cho biết, ý tưởng tấn công tàu sân bay đang di chuyển bằng tên lửa đạn đạo chưa từng được biết đến từ trước tới nay, tuy nhiên Quân đội Trung Quốc đã thực hiện nghiên cứu và chế tạo thành công một hệ thống như vậy dựa trên những công nghệ quân sự mà họ đang sở hữu.
Trong khi đó với các vệ tinh quân sự Yaogan, Quân đội Trung Quốc có khả năng phát hiện ra các tín hiệu radio và những phát xạ điện tử phát ra từ các tàu sân bay của Mỹ.
ÔngChandrashekar giải thích thêm rằng, các tên lửa DF-21D được trang bị các đầu đạn cơ động cực kì nguy hiểm. Sau khi xác định chính xác vị trí của tàu sân bay đang di chuyển, đầu đạn có thể điều chỉnh quỹ đạo tấn công con tàu với loại đạn thông thường trong khi hạ thấp độ cao xuyên qua bầu khí quyển.
Trà Khánh