Gần một nửa số mẫu gạo và sản phẩm từ gạo được bán tại Quảng Châu chứa kim loại nặng cadmium vượt ngưỡng cho phép. Cadmium là một loại độc tố có khả năng gây ung thư, có thể gây hại cho thận. Cadmium là một loại độc tố nếu quá ngưỡng có thể gây suy thận, suy phổi, gây ra bệnh về xương và ung thư. Tồn dư của nó có thể lưu lại trong cơ thể đến 30 năm.
Thanh tra cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Quảng Châu cho biết, sau khi kiểm tra 18 mẫu từ các chợ địa phương trong thời gian tháng 1 đến tháng 3 đã tìm thấy 8 mẫu gạo có mức cadmium cao hơn so với quy định tiêu chuẩn an toàn lương thực quốc gia.
Các thanh tra cũng kiểm tra một số sản phẩm khác như bánh ngọt, xúc xích, dầu ăn và vây cá mập. Kết quả cho thấy, tất cả đều đạt tiêu chuẩn.
Chính quyền Quảng Châu từ chối tiết lộ thêm bất kỳ thông tin nào về gạo có vấn đề. Việc giữ bí mật này khiến người tiêu dùng trong nước hết sức bức xúc.
Trên Sohu.com (một trang mạng xã hội lớn của Trung Quốc) đưa tin, tờ Southern Daily nhận được hơn 22.000 ý kiến của người tiêu dùng ở các tỉnh, khiến cho chủ đề này được thảo luận nhiều nhất trong những ngày qua. Hầu hết các ý kiến chỉ trích rằng chính phủ đang bảo vệ lợi ích doanh nghiệp, chứ không phải vì quyền lợi người tiêu dùng. Nhiều người còn cho rằng, các quan chức đã ăn hối lộ của nhà sản xuât để giữ im lặng.
Giáo sư Feng Zhiming – nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Trung Quốc cho rằng các kết quả đã được công bố quá muộn.
Giáo sư Feng nói: “Gạo đã được sản xuất và một số lượng đáng kể đã và dang được người thành phố và chính cả nông dân làm ra sử dụng. Đáng lẽ chính phủ nên chú ý kiểm tra chất lượng gạo ngay từ khâu bắt đầu bắt đầu gieo cấy chứ không phải lúc nó đã là thành phẩm bán trên thị trường. Tình hình thực tế có thể tồi tệ hơn, vì cơ quan chức năng không kiểm tra được từng bát cơm hàng ngày của người dân”.
Cũng theo giáo sư này, nhiều loại gạo bán tại chợ không có thương hiệu. Thậm chí, có những thương hiệu lấy cả gạo sản xuất ở nơi khác cho vào túi.
Ông Feng cho biết, các nhà chức trách cũng thể lo ngại, việc tiết lộ quá nhiều thông tin sẽ gây ra sự hoảng loạn trong dân chúng và ảnh hưởng tới doanh thu của các tỉnh đang sản xuất nhiều gạo.
|
Gạo Trung Quốc liên tiếp khiến người tiêu dùng hoảng loạn, lo sợ về chất lượng.
|
Đây không phải lần đầu gạo Trung Quốc gây sốc. Hồi đầu tháng 4 năm nay, các nhà khoa học đã phân tích một số loại gạo nhập vào Mỹ và phát hiện hàm lượng chì trong gạo Trung Quốc vượt ngưỡng cho phép 120 lần.
Các nhà khoa học xét nghiệm các bao gạo được đóng gói, xuất khẩu có nguồn gốc từ Bhutan, Italy, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Israel, Cộng hòa Czech và Thái Lan.
Theo Cơ quan Quản lý thực phẩm & Dược phẩm Mỹ (FDA), nếu vượt PTTI (mức hấp thụ cho phép) hơn 10 lần thì hàm lượng chì sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dùng.
Song những kết quả của các nhà khoa học cho thấy, lượng chì được phát hiện trong các bao gạo vượt gấp 20-120 lần so với tiêu chuẩn PTTI. Trong đó, các loại gạo từ Trung Quốc và Đài Loan chứa hàm lượng chì vượt mức an toàn cao nhất trong số các mẫu thí nghiệm.
Chì là chất hóa học đặc biệt nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan nội tạng và hệ thần kinh trung ương. Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong quá trình phát triển nếu bị phơi nhiễm với hàm lượng chì cao.
Trước đó nữa, ngày 20/1/2011, tuần báo Hong Kong cho biết, một loại gạo giả làm từ khoai lang, khoai tây, nhựa tổng hợp độc hại đã được bày bán ở thị trường thành phố Thái Nguyên - thủ phủ tỉnh Sơn Tây.
Tuần báo có trụ sở tại Hong Kong này trích nguồn truyền thông Singapore cho biết hỗn hợp trên được tạo hình giống như hạt gạo. Đáng sợ nhất là các loại bột khoai tây và khoai lang được kết dính thành hạt gạo bằng loại nhựa resin độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
“Loại gạo này rất khác gạo thường vì nó rất cứng ngay cả khi đã được nấu. Loại nhựa dùng sản xuất loại gạo nhựa này cũng vô cùng độc hại”, một chuyên gia thực phẩm cho biết.
Một nhà hàng Trung Quốc cảnh báo nếu ai ăn phải ba bát cơm được nấu từ “gạo nhựa” tức là họ đã cho vào bụng một túi nilông.
Trong khi đó, giới thương nhân cho rằng vì “gạo nhựa” rất rẻ nên có khả năng nhiều người hám lợi vẫn bán với khối lượng lớn dưới hình thức trộn cùng gạo thật.
Trước đó hồi tháng 7/2010, đài truyền hình trung ương Trung Quốc từng cảnh báo về công ty lương thực ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây trộn hương liệu vào gạo thường để làm giả loại gạo Vũ Xương nổi tiếng của tỉnh Hồ Bắc.
Hồi tháng 8/2010, tờ Nhật báo Thượng Hải cũng đưa tin Thái Lan tuyên bố điều tra một loại gạo nhái gạo thơm Thái Lan được bán ở Trung Quốc. Quan chức Đại sứ quán Thái Lan cho biết 90% gạo Thái là hàng Trung Quốc làm giả và được sản xuất chủ yếu ở tỉnh Giang Tây. Hai loại gạo này nhìn bề ngoài không phân được nếu chưa nấu.
TIN BÀI LIÊN QUAN:
BÀI ĐỌC NHIỀU:
Trần Hiền (tổng hợp)