Hàng xa xỉ 'made in Vietnam'

Google News

Tên tuổi của những mặt hàng xa xỉ này không chỉ thu hút người sành ăn Việt Nam mà còn bắt đầu vượt ra khỏi phạm vi biên giới đất nước.

Ngày nay, ta có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc túi Birkin, giày Jimmy Choo hay những chiếc BMW mới nhất trên đường phố Sài Gòn và Hà Nội. Nhưng Việt Nam còn là nơi hiện diện của nhiều thương hiệu xa xỉ mới nổi, từ loại nước mắm của bếp trưởng Didier Corlou, mứt trái cây của Les Vergers Du Mekong, các món kem và sorbet Bellany cho đến giày da Ý của Dominique Saint Paul cùng những chiếc siêu xe nhập từ châu Âu của đại gia Việt.
Một thế hệ mới gồm những người Việt học vấn cao, có tham vọng và lối sống tinh tế đang hướng đến những mặt hàng xa xỉ này, và tên tuổi của chúng đang bắt đầu vượt ra khỏi biên giới của đất nước.
Marou Chocolates
 Cacao của Marou là giống quý hiếm và trồng tại Việt Nam.
Dòng sản phẩm chủ đạo của Marou-hãng sản xuất socola nghệ thuật đầu tiên tại Việt Nam được sản xuất dành cho ác tín đồ ca cao - những người tham dự chương trình Salon De Chocolate thường niên tại Paris, nơi Marou đã tham gia triển lãm suốt 2 năm qua. Tất cả đều là chocolate đen.
Socola Tiền Giang 70% là loại chocolate hiếm được sản xuất với 70% hạt ca cao hữu cơ được trồng tại Tiền Giang, trong khi chocolate Đồng Nai được hai nhà sáng lập gồm Samuel Maruta và Vincent Mouro mô tả là loại chocolate quý hiếm được sản xuất tại xưởng gần vườn quốc gia Cát Tiên.
Ngoài ra, Marou còn sản xuất chocolate nguyên liệu chứa 65% ca cao để sử dụng làm bánh ngọt. Tất cả các sản phẩm của Marou đều được đóng gói bằng loại giấy bóng với hoa văn được lấy cảm hứng từ bức hình phong gỗ của Việt Nam.
Dalat Grapes
 Loạt sản phẩm rượu vang do Daniel Carsol hợp tác thường có số lượng rất hạn chế.
Vào năm 2006, chuyên gia trồng nho Daniel Carsol đã gieo trồng vụ mùa đầu tiên của bốn giống nho Pháp gồm Carbernet, Caladoc, Merlot và Syrah tại Đà Lạt. Ông đã đi khắp nơi từ Lào, Campuchia đến Myanmar trước khi tìm thấy đúng vùng đất bên ngoài Đà Lạt.
Carsol đã hợp tác với các đối tác địa phương để thành lập liên doanh Dalat Grapes. Loạt sản phẩm vintage đầu tiên được sản xuất vào năm 2012 với chỉ 500 chay Syrah và 300 chai Cabernet. Con số này đã tăng lên 2.500 chai vào năm 2011.
The Better Seafoods

Hải sản do Biological Vietnam Seafoods xuất khẩu mang chất lượng cao.
 
Hơn 1 thập kỷ trước, quá chán nán với những quy định ngày càng rắc rối liên quan đến những hoạt động sản xuất thực phẩm của Liên minh châu Âu tại quê nhà, Jean Christophe Sevin - chủ trang trại hàu - đã chuyển đến vùng ngoại ô TP Nha Trang để sinh sống và làm việc.
Suốt 7 năm qua, công ty do ông thành lập Biological Vietnam Seafoods đã sản xuất ra những loại hải sản chất lượng cao như tôm hùm, ghẹ xanh, trai và bào ngư, nhưng hoạt động chính của công ty là tập trung vào loại hàu hữu cơ.
Những giống hàu Thái Bình Dương với da mỏng và thịt màu trắng sữa, cùng với loại hàu Ostrea edulis hay hàu châu Âu là những loại mặt hàng chủ yếu mà công ty này cung cấp tại Hà Nội, TP.HCM và các quốc gia trong khu vực như Campuchia và Malaysia.
Caviar de Duc

Trứng cá tầm, món ăn thượng hạng.
 
Trang trại nuôi cá tầm của Tập đoàn cá tầm Việt Nam đi vào hoạt động tại Đà Lạt năm 2007 ở độ cao 1.500 so với mực nước biển. Đây là công ty đầu tiên trong nước sản xuất và phân phối trứng cá từ giống cá tầm được nuôi tại Đà Lạt.
Trước đây, trứng cá tầm chỉ được sản xuất ở những nơi có khí hậu lạnh, nhưng công nghệ hiện đại cho phép nuôi được những giống cá quý hiệm như beluga trong điều kiện khí hậu mát mẻ ở vùng cao nguyên Việt Nam. Nhờ nuôi bằng nguồn cá đánh bắt từ vùng nước ấm với đường bờ biển dài 2.000km, cá tầm sẽ tạo ra những loại trứng thậm chí còn ngon và bổ dưỡng hơn nhiều.
Dòng sản phẩm chất lượng tuyệt hảo là trứng cá đen Osetra Malossol của Công ty đã trở thành lựa chọn cho các khách sạn hàng đầu như Sofitel Metropole, hoặc Park Hyatt Saigon.
Theo Một Thế Giới