Bảng giá xăng dầu hôm nay 23/9 sẽ được Báo Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục trong các bản tin thị trường. Để cập nhật nhanh nhất thông tin giá xăng dầu hôm nay, quý vị độc giả vui lòng bấm F5. BTV cập nhật liên tục.
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 23/9 cụ thể như sau:
Xăng E5 RON 92 không quá 24.197 đồng/lít.
Xăng RON 95 không quá 25.748 đồng/lít.
Dầu diesel không quá 23.594 đồng/lít.
Dầu hỏa không quá 23.816 đồng/lít.
Dầu mazut không quá 17.847 đồng/kg.
Giá xăng dầu trong nước ngày 22/9
Trước đó, trong bản tin giá xăng ngày 22/9, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường khảo sát lúc 9h00 ngày 21/9/2023 như sau:
Xăng/dầu
|
Thay đổi
|
Giá không cao hơn
|
Xăng RON95-III
|
+ 877 đồng/lít
|
25.748đồng/lít
|
Xăng E5RON92
|
+ 726 đồng/lít
|
24.197 đồng/lít
|
Dầu diesel 0.05S
|
+ 539 đồng/lít
|
23.594đồng/lít
|
Dầu hỏa
|
+ 628 đồng/lít
|
23.816đồng/lít
|
Dầu mazut 180CST 3.5S
|
+ 143 đồng/kg
|
17.847đồng/kg
|
Mức giá này có hiệu lực từ 15h00 ngày 21/9/2023. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã có 27 đợt điều chỉnh, trong đó có 17 đợt tăng, 7 đợt giảm và ba đợt giữ nguyên.
Giá xăng dầu thế giới
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật đầu giờ sáng theo giờ Việt Nam ngày 21/9/2023 như sau
Tên loại
|
Kỳ hạn
|
Sàn giao dịch
|
Giá
|
% Thay đổi
|
Đơn vị tính
|
Dầu Thô Brent
|
Giao tháng 11/2023
|
ICE
|
93,30
|
-0,25
|
USD/thùng
|
Dầu Thô WTI
|
Giao tháng 10/2023
|
Nymex
|
89,63
|
-0,03
|
USD/thùng
|
Trên sàn New York Mercantile Exchange, sáng 22/9 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI của Mỹ giao tháng 10 giảm 3 cent, tương đương 0,03%, xuống mức 89,63 USD/thùng.
Còn dầu Brent giao tháng 11 giảm 23 cent, tương đương 0,25%, xuống mức 93,3 USD/thùng.
Các chuyên gia cho biết, kết thúc phiên giao dịch đầy biến động ngày 21/9, giá dầu giảm nhẹ. Cả hai điểm chuẩn đều đã biến động tăng và giảm hơn 1 USD ngay trong phiên. Giá dầu đã bật tăng 1 USD sau khi lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu của Nga thu hút sự chú ý từ những cơn gió ngược kinh tế phương Tây vốn đẩy giá giảm 1 USD vào đầu phiên.
Tuy nhiên, giá dầu tăng đã không thể được duy trì và sớm tìm lại đà lao dốc. Ngày 21/9, chính phủ Nga cho biết đã tạm thời cấm xuất khẩu xăng và dầu diesel sang tất cả các nước ngoài vòng tròn 4 quốc gia thuộc Liên Xô cũ và lệnh cấm này có hiệu lực ngay lập tức nhằm ổn định thị trường nhiên liệu trong nước.
Sự thiếu hụt sẽ buộc người mua nhiên liệu của Nga phải tìm kiếm nguồn cung ứng xăng và dầu diesel mới, khiến giá dầu sưởi tương lai tăng gần 5% ngay trong phiên giao dịch cùng ngày.
Trước đó, ngày 20/9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã không gây bất ngờ khi quyết định giữ nguyên lãi suất, nhưng củng cố lập trường "diều hâu" của mình với mức tăng dự kiến 1/4 điểm phần trăm lên 5,5-5,75% vào cuối năm nay. Quyết định của Fed đã đẩy đồng USD lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 3, khiến dầu và các hàng hóa khác trở nên đắt hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.
Trong khi đó, Bộ Lao động Mỹ cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 8 tháng vào tuần trước.
Tương tự, ngày 21/9, Ngân hàng Anh đã quyết định giữ nguyên lãi suất sau một thời gian dài tăng lãi suất, nhưng cho biết họ không coi việc lạm phát giảm gần đây là điều hiển nhiên.
Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Na Uy đã tăng lãi suất chuẩn và trong một động thái bất ngờ cho biết, có thể sẽ tăng lãi suất trở lại vào tháng 12.
Song lo ngại về nguồn cung thắt chặt trên toàn cầu khi bước vào quý IV đã hạn chế đà giảm của giá dầu. Dự trữ dầu thô của Mỹ tại Cushing, trung tâm phân phối dầu WTI, đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 7/2022 khi OPEC+ duy trì cắt giảm sản lượng.
Minh Châu (t/h)