Giá xăng hôm nay 20/2: Giảm nhẹ?

Google News

Giá xăng hôm nay 20/2 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Bảng giá xăng dầu hôm nay 20/2 sẽ được Báo Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục trong các bản tin thị trường. Để cập nhật nhanh nhất thông tin giá xăng dầu hôm nay, quý vị độc giả vui lòng bấm F5. BTV cập nhật liên tục.

Giá xăng dầu trong nước ngày 20/2

Trước đó, trong bản tin giá xăng ngày 19/2 bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường khảo sát lúc 9h00 ngày 19/2/2024 như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng RON95-III

+ 657 đồng/lít

23.919 đồng/lít

Xăng E5RON92

+ 711 đồng/lít

22.831 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 654 đồng/lít

21.361 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 633 đồng/lít

21.221 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 308 đồng/kg

15.906 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h00 ngày 15/2/2024. Tính từ đầu năm 2024 đến nay, giá xăng đã có 6 đợt điều chỉnh, trong đó có 5 đợt tăng, 2 đợt giảm và 0 đợt giữ nguyên.

Giá xăng dầu thế giới

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật đầu giờ sáng theo giờ Việt Nam ngày 20/2/2024 như sau

Tên loại

Sàn giao dịch

Giá

% Thay đổi

Đơn vị tính

Dầu Thô Brent

Nymex

83,45

- 0,13

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Nymex

79,45

- 0,33

USD/thùng

Giá dầu Brent được giao dịch ở mức 83,45 USD/thùng, giảm 0,11 USD, tương đương 0,13% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 79,45 USD/thùng, tăng 0,26 USD, tương đương 0,33% so với phiên liền trước.

Giới phân tích cho rằng, giá dầu đi xuống do giới đầu tư e ngại về triển vọng nhu cầu.

Giá dầu thế giới tăng vào cuối tuần trước do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông tiếp tục leo thang.

Tuy nhiên, giá dầu đã quay đầu giảm vào đầu tuần này khi các nhà đầu tư lo ngại nhu cầu giảm sau khi chỉ số giá sản xuất của Mỹ nhảy vọt, làm tăng thêm nỗi lo về lạm phát.

Báo cáo về giá sản xuất cao hơn ở Mỹ làm dấy lên lo ngại rằng lạm phát và lãi suất cao kéo dài sẽ hạn chế tăng trưởng nhu cầu tại thị trường tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.

Mới đây, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã đưa ra báo cáo triển vọng nhu cầu trái ngược với Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).

IEA dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay sẽ giảm xuống còn 1,22 triệu thùng/ngày, bằng khoảng 1/2 mức tăng trưởng của năm 2023, thấp hơn so với dự báo 1,24 triệu thùng/ngày trước đó.

Còn OPEC dự báo nhu cầu dầu sẽ tăng 2,25 triệu thùng/ngày trong năm nay và 1,85 triệu thùng/ngày năm sau. Cơ quan này dự đoán nhu cầu sử dụng dầu sẽ tiếp tăng trong hai thập kỷ tới.

Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hôm thứ Sáu tuần trước đã phát tín hiệu rằng thị trường cần kiên nhẫn đối với việc cắt giảm lãi suất. Mà lãi suất cao hơn sẽ làm tăng chi phí mua dầu, tạo ra xu hướng giảm giá trên thị trường.

Tuần trước, giá dầu thế giới ghi nhận tuần tăng thứ 2 liên tiếp với dầu Brent tăng hơn 1% còn dầu WTI tăng khoảng 3%.

Minh Châu (t/h)