Bì lợn hiện là một trong những nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhất hiện nay. Minh chứng rõ nhất cho việc này là cơ quan chức năng liên tục phát hiện những vụ vận chuyển bì lợn thối với số lượng lớn đem đi tiêu thụ. Và theo lời khai của chủ món hàng, hầu hết số
bì lợn thối thành đặc sản này đều sẽ được "phù phép"
biến hóa một cách tài tình.
Thông tin trên báo Tuổi trẻ, chiều 22/4, ông Nguyễn Tấn Phát, đội phó đội quản lý thị trường số 5, thuộc Chi cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang, cho biết đơn vị vừa hoàn tất các thủ tục chuyển sang Phòng y tế thị xã Tân Châu, An Giang để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Lưu Thị Tố Loan, ngụ khóm Long Thạnh D, phường Long Thạnh, TX Tân Châu, về hành vi kinh doanh thực phẩm bẩn.
Trước đó vào sáng 22/4, nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm TX Tân Châu tiến hành kiểm tra đột xuất thì phát hiện cơ sở chế biến da bì của bà Loan có chứa hơn 420 kg bì lợn đông lạnh không có nguồn gốc, xuất xứ, bì lợn đã đổi màu và bốc mùi hôi thối nồng nặc.
|
Bì lợn thối. |
Tại thời điểm kiểm tra, bà Loan khai nhận số bì lợn thối trên được cơ sở thu mua trôi nổi ở các chợ trên địa bàn TX Tân Châu mang về chế biến bì để tiêu thụ ra thị trường.
Ông Phát cho biết: “Hiện cơ quan quản lý thị trường đã lập biên bản vụ việc và tiêu hủy toàn bộ số da heo hôi thối đó”.
Tính từ đầu năm 2016 đến nay, đội quản lý thị trường số 5 và đoàn kiểm tra liên ngành thị xã Tân Châu đã ra quân kiểm tra, phát hiện bắt giữ 4 vụ tàng trữ, chế biến và mua bán thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm bẩn và phạt vi phạm hành chính gần 100 triệu đồng.
Cận cảnh bì lợn đã bốc mùi hôi thối nồng nặc. (Ảnh: Báo Tuổi trẻ). Trước đó, theo tin tức trên VTV, ngày 26/1, cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang cũng phát hiện 1 tấn da lợn chưa qua chế biến bốc mùi hôi thối.
Số hàng trên do bà Trần Thị Nở ở xã Đông Phước, huyện Châu Thành làm chủ. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng nhận thấy số da lợn đang trong tình trạng bốc mùi hôi thối, đổi màu, vì không được bảo quản đúng quy định. Chủ cơ sở thừa nhận số hàng này đã được trữ lại hơn 10 ngày.
Điều đáng sợ hơn, bà Nở đã sử dụng hóa chất H2O2 để tẩy trắng da trước khi đem chế biến. Đây là loại hóa chất nằm trong danh mục cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Thông tin trên báo Chất lượng Việt Nam, PGS-TS Trần Đáng - Nguyên Cục trưởng cục an toàn thực phẩm cho biết, nhiều cơ sở sản xuất sử dụng oxy già, nước javen và các chất phụ gia công nghiệp như kalisunfit, hydrosunfit có tính tẩy mạnh để làm sạch bì lợn. Ăn thường xuyên bì lợn được tẩy trắng bằng hóa chất sẽ dẫn tới ngộ độc, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tăng nguy cơ ung thư.
Chưa kể, việc sử dụng oxy già hay các chất tẩy rửa công nghiệp chỉ có tác dụng làm trắng bì lợn thối, không thể diệt hết các loại vi khuẩn, ấu trùng, mầm lây bệnh. Nếu ấu trùng giun cuộn chưa bị tiêu diệt trong quá trình sơ chế và xử lý bóng bì, người tiêu dùng ăn phải có thể bị bệnh giun cuộn.
Thiu thối cũng thành... đặc sản
Bì lợn là một trong những nguyên liệu thường xuyên được sử dụng để chế biến thành các món ăn hàng ngày như canh bóng bì lợn, cơm tấm bì, nấu thịt đông, làm nem chua, nem thính… Bì lợn có tác dụng chữa bệnh và làm đẹp không phải ai cũng biết.
Theo Đông y, bì lợn vị mặn, ngọt, tính bình, có công dụng thông sữa, bổ huyết và làm mịn da. Nguyên do là bì lợn rất giàu protein, nhiều gấp 2 lần thịt lợn; chứa các khoáng chất canxi, sắt, phốt pho, đặc biệt là protein có trong bì lợn chứa nhiều collagen giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, giúp làn da tươi trẻ hơn.
Tuy nhiên có một thực tế, bì lợn hiện là một trong những nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhất hiện nay. Minh chứng rõ nhất cho việc này là cơ quan chức năng liên tục phát hiện những vụ vận chuyển bì lợn thối với số lượng lớn đem đi tiêu thụ. Và theo lời khai của chủ món hàng, hầu hết số bì lợn thối này đều sẽ được "phù phép" thành những món đặc sản thơm ngon: Nem chua, bóng bì,...
Quy trình phù phép bì lợn thối thường sử dụng các hóa chất tẩy trắng và làm nở để loại bỏ mùi ôi thiu, cho bì lợn màu sắc bắt mắt và mang lại lợi nhuận cao hơn. Người tiêu dùng sử dụng những loại bì lợn này sẽ gây những nguy hại khôn lường cho sức khỏe.
- Gây tổn thương ruột, dạ dày: Sử dụng bì lợn tẩy trắng từ việc ngâm oxy già, nhất là những bì lợn chưa được cạo sạch lông hoàn toàn, sẽ gây nguy hại cho sức khỏe. Vì khi ăn vào ruột, những chiếc lông cứng này sẽ cắm vào vùng màng nhầy ở dạ dày và ruột non, dẫn đến hệ quả làm tổn thương màng ruột và dạ dày.
- Tích tụ chất độc hại: Ăn thường xuyên bì lợn thối được tẩy trắng từ oxy già sẽ khiến độc chất aflatoxin có trong bì lớn tích tụ dần, gây nên tình trạng ngộ độc. Nếu tích tụ ở mức độ ít sẽ gây nên một số triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn. Nếu tích tụ nhiều sẽ làm tăng khả năng bị ung thư.
- Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập: Sử dụng oxy già chỉ có tác dụng tẩy trắng bì lợn, không thể diệt hết các loại vi khuẩn và mầm lây bệnh như dịch tai xanh, viêm cầu. Nếu dùng phải bì lợn từ những con lợn mang bệnh sẽ để lại hậu quả khôn lường.
Cách nhận biết bì lợn bẩn - sạch
Đứng trước nguy cơ bì lợn tẩm hóa chất tẩy trắng, làm nở, người tiêu dùng cần sáng suốt lựa chọn thông qua một số dấu hiệu nhận biết sau:
- Về màu sắc: Bì lợn sạch, từ những con lợn khỏe mạnh thường có màu trắng hồng, lớp mỡ dính phần bì thường dày và có màu trắng phau. Bì lợn ngâm hóa chất tẩy trắng sẽ có màu trắng tinh, thường đã loại bỏ hoàn toàn lớp mỡ.
- Về độ giòn: Khi chế biến, bì lợn sạch sẽ có độ giòn, dai vừa phải. Trong khi đó, bì lợn bẩn, ngâm tẩy trắng và làm nở sẽ dai hơn và không đảm bảo độ giòn lâu dài.
- Về hương vị: Bì lợn sạch thường có mùi vị thơm ngậy đặc trưng còn bì lợn bẩn dù đã dùng hóa chất tẩy mùi hôi, ôi thiu, khi chế biến sẽ không có mùi vị gì và thậm chí vẫn ngửi thấy mùi hôi, khác lạ do dùng hóa chất đậm đặc.