Khi người tiêu dùng “sướng” và “đau” cùng SH

Google News

Câu chuyện Honda Việt Nam vừa tung ra thị trường dòng xe sang SH mới nhưng có giá thấp đã khiến dư luận quan tâm trong tuần qua.

Câu chuyện Honda Việt Nam vừa tung ra thị trường dòng xe sang SH mới nhưng có giá thấp đã khiến dư luận quan tâm trong tuần qua.

Phương tiện đi lại phổ thông nhất của người Việt Nam hiện nay vẫn là xe gắn máy 2 bánh. Chính vì thế mà từ trước đến giờ, nếu được sở hữu một chiếc xe máy hàng hiệu như Honda SH, hay Liberty, Vespa LX… thì đó không chỉ là tài sản mà còn thể hiện “đẳng cấp” của người sử dụng.

Có nhiều ý kiến trái chiều nhau, người thì cho rằng thị trường xe sang đã mất giá, người thì khẳng định SH mới chỉ là “dân chơi nửa mùa”, có ý kiến thì cho rằng giá rẻ là tốt nhưng không “minh bạch” quyền lợi của người đã sử dụng dòng xe này trước đây (cũng được sản xuất trong nước)…

Khi “công nghệ” làm giá đã lỗi thời

Ở góc độ người tiêu dùng, đầu tiên phải kể lại câu chuyện này. Cứ dòng xe máy mới nào của Honda xuất hiện trên thị trường thì y như rằng giá của nó bị thổi lên, ít thì vài triệu và nhiều thì cũng gần chục triệu đồng.

Câu chuyện “bán đúng giá hãng” đối với sản phẩm của nhà sản xuất này hầu như không tồn tại, không có thực trên thị trường, vì khi xe đến tay người tiêu dùng thì giá của nó đã bị “nhào nặn” qua các đại lý ủy quyền.

SH mới được Honda Việt Nam giới thiệu

Tất nhiên, cái gì cũng có cái giá của nó và người tiêu dùng cũng không “mù quáng lâu” đến độ phải chi thêm hàng đống tiền để mua được một chiếc xe, một khi chiếc xe đó không phải là “quý hiếm” nữa. Thực tế nhãn tiền cho thấy, nếu nhiều năm trước, khi một mẫu xe mới nào của hãng này ra thì thời gian đầu rất rầm rộ, nhưng rồi không bao lâu xe nằm đầy kho… chứ không thể “sốt” mãi.

Và thế là, ai mua trước đành phải “ngậm trái đắng” với đại lý vì khi thấy người mua sau được giảm giá hơn mình rất nhiều. Không riêng gì Honda mà các dòng xe của Yamaha cũng bị đẩy giá bán cao hơn giá công bố của hãng. Lời giải thích “cũ xì” từ các hãng là họ không kiểm soát được chuyện tự ý tăng giá của các đại lý xem ra không thuyết phục.

Còn nhớ, khi Yamaha tung chiếc Nouvo LX, giá của xe này đội lên vài triệu đồng, một thời gian sau, khi chiếc Nozza ra mắt, giá cũng đội lên có khi đến gần chục triệu. Người tiêu dùng ban đầu hồ hởi, nhưng rồi dần dần cũng nhìn thấy rõ “bản chất thật” của giá xe máy tại Việt Nam: “Công nghệ làm giá trên sự thật thà của người tiêu dùng…(!)”.

Chính thực tế này mà gần đây tại một số tờ báo mạng hoặc những diễn đàn liên quan đến xe, không ít các lời bình của độc giả hoặc các thành viên diễn đàn đã hô hào nên tẩy chay những thương hiệu xe làm giá, hét giá. Mưa dầm thấm lâu, người tiêu dùng có đam mê mấy, có yêu thích chiếc xe đến mấy thì cũng phải “tỉnh táo” để không bị công nghệ làm giá gây thiệt hại cho kinh tế cá nhân.

Chuyện làm giá đã lỗi thời hoặc sẽ không còn đất “dụng võ” khi thị trường có nhiều dòng xe để lựa chọn. Hơn thế nữa, khi đã là người tiêu dùng thông minh thì yếu tố chinh phục người mua đâu chỉ đến từ thương hiệu mà còn là chất lượng sản phẩm, hậu mãi, dịch vụ và chính sách giá hợp lý.

Đành “bức tử đứa con” thương hiệu...

Quay trở lại câu chuyện về chiếc SH mới của Honda Việt Nam vừa mới ra mắt trong tháng qua. Dòng xe này có hai mức giá là 66 triệu đồng cho bản 125i và 80 triệu cho phiên bản 150i. Khách quan mà nói, có một bộ phận người tiêu dùng đang rất “sướng” khi được dùng Honda SH với giá rẻ, điều mà họ chờ đợi bao lâu nay mới có “xe sang giá rẻ”.

Thế nhưng, ở góc nhìn nhạy cảm hơn, nhiều ý kiến cho rằng, đây phải chăng là đòn đánh trực diện của thương hiệu này vào các dòng xe cùng phân khúc giá đang chiếm ưu thế tại Việt Nam như Liberty và Vespa LX… và đã biến thương hiệu hạng sang SH một thời đi làm “bia đỡ đạn” cho phân khúc thị trường này.


Honda không chính thức phát ngôn cũng không chính thức thừa nhận chuyện này. Thôi thì chuyện chiến lược kinh doanh là chuyện của họ…

Tuy nhiên, tại sao lại giảm giá thương hiệu xe sang SH, được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng để cạnh tranh? Anh Trọng Nhi, một người chuyên dùng dòng xe SH, nhà ở quận Bình Thạnh, TP.HCM, bức xúc: “ Tôi cảm thấy “đau” khi Honda tung ra dòng xe mới này. Đau vì chiếc SH của tôi mua trước đó giá 130 triệu cũng do Honda Việt Nam sản xuất, mới đi chưa đầy năm thì giờ xem ra đã mất giá thê thảm. Hôm rồi tôi kêu bán không ai muốn mua vì cho rằng để mua SH mới giá rẻ sướng hơn…”.

Anh cũng cho rằng, làm như vậy là hãng không bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng “đến trước”, không phân biệt tên gọi sản phẩm SH mới giá rẻ có điểm nào “khác biệt cơ bản” với sản phẩm SH trước đây (cùng lắm chỉ là vài điểm thiết kế) mà đều chung chạ “khoác trên mình” chiếc xe này “là SH” miễn để hút người mua xe?

Anh nói: “Đã là thương hiệu SH thì sao động cơ tổng thành trước đây nhập từ Italy thì nay thay bằng loại eSP lắp ráp tại Việt Nam…Chưa nói, nếu đã nội địa hóa đến 93% thì với mức giá trên liệu có rẻ hay không?”. Có lẽ chính vì thế mà các thành viên Custom bình luận trên Vnexpress về dòng xe này đã cho rằng: “ Đa số người dùng trước đây khoái dòng xe này nhưng nay lại chê vì sử dụng SH từ nay đâu còn… đẳng cấp”.

“Đẳng cấp” ở đây không thể hiểu là bị giảm do giảm giá bán mà là nhiều thứ khác. Một chiếc SH nhập từ Ý trước đây có giá khá cao là chuyện không thể so sánh vì còn liên quan nhiều thứ khác. Tuy nhiên, một chiếc SH Việt Nam trước đây giá cũng cao ngất, cao hơn dòng SH mới gần 40%.

Có chuyện như vậy vì dòng SH trước đây tỉ lệ nội địa hóa là 13% và bây giờ là 93%. Vậy nên hiểu cả 2 dòng SH đều được sản xuất tại Việt Nam thời gian qua và gần đây là chủ trương nội địa hóa “nhỏ giọt”…?

Đành rằng nội địa hóa là tốt, thậm chí nếu chiếc xe được nội địa hóa 100% thì lại là điều rất đáng mừng cho ngành công nghiệp và phụ trợ nước nhà. Nhưng, câu chuyện nội địa hóa và câu chuyện sử dụng hình ảnh thương hiệu là hai câu chuyện khác nhau.

Trạng thái của người tiêu dùng lúc này là cảm thấy bị bỏ rơi hoặc bị “hớ” khi nhà sản xuất đem “đại hạ giá” cho một dòng thương hiệu mà họ đã tôn sùng. Bị bỏ rơi vì họ đã tốn quá nhiều tiền để mua sản phẩm giá trị cao, về chất lượng và thương hiệu, thì nay nhìn thấy nó được bán với giá thấp hơn.

Và cũng từ đây, người ta đã nhận ra rằng, hóa ra mình đã tốn rất nhiều tiền cho một thương hiệu SH để rồi giờ đây khi chính thương hiệu đó đã quay lại làm mất giá mình. Quả thật, sử dụng SH “sướng” mà “đau”!

(Theo Sài Gòn Giải Phóng)

[links()]

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

Mr.Đông -

Mr.Đông
<p>Mong ô tô cũng nhanh chóng giảm giá để người dùng mua được với giá rẻ phù hợp với mức thu nhập của người Việt Nam, cứ tình trạng thuế cao thì tâm lý người dùng Việt Nam khi sở hữu chiếc xe ôtô như là cái nhà vậy</p>

Nguyễn Thành Sơn -

Nguyễn Thành Sơn
<p>Tác giả đã mua phải SH giá trước nên đau quá . <br />

Việc các hãng nội địa hóa giảm giá là bình thường như Vespa đã làm thôi, chúng ta làm sao mà bằng các nhà sản xuất chuyên nghiệp lừng đanh làm thương hiệu được .<br />

Giá giảm tốt cho người tiêu dùng mà .</p>

VAT -

VAT
<p>Tác giả bài viết có vẻ cay cú quá. Có thể tác giả cũng chẳng phân biệt được thế nào là đẳng cấp thế nào là người có tiền"biết tiêu tiền và sử dụng hàng hóa chất lượng tốt". Phải khuyến khích những sản phẩm ra như thế này thì tương lai mới có cơ hội sử dụng các sản phẩm khác chất lượng cao mà giá thành phải đúng với thực tế chứ. Kiểu suy nghĩ của tác giả chỉ làm GIÀU cho những nhà SX NN mà thội."Lưu ý : tôi vẫn và đang dùng SH"</p>

Hiển thị thêm bình luận