Cuối 2015, đầu 2016, là khoảng thời gian những vận hẹn chưa buông tha đại gia Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) khi Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của đại gia này liên tiếp gặp khó trong hoạt động kinh doanh, tài chính cũng như danh tiếng.
|
Đại gia Đoàn Nguyên Đức. |
Áp lực nợ tài chính
Theo báo cáo bán niên, tại thời điểm 30/6/2015, số dư nợ vay của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tổng cộng là 21.438 tỷ đồng, tương đương một nửa giá trị tổng tài sản của công ty tại cùng thời điểm. Trong đó, nợ ngắn hạn là 7.906 tỷ đồng, dài hạn là 13.531 tỷ đồng.
Cũng theo báo cáo tài chính của HAGL, kết thúc năm 2015 nợ phải trả của Hoàng Anh Gia Lai là hơn 32.000 tỷ đồng, đã tăng thêm hơn 10.000 tỷ đồng so với một năm trước. Trong đó, nợ ngắn hạn 12.792 tỷ đồng và nợ dài hạn 19.848 tỷ đồng.
Nguyên nhân lớn khiến HAGL giảm lãi mạnh trong năm, đó là do giá vốn hàng bán tăng mạnh gấp nhiều lần lên 4.278 tỷ đồng và chi phí tài chính tăng 1,8 lần so với năm trước, lên 1.303,5 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh của Hoàng Anh Gia Lai chịu tác động lớn từ mảng khoáng sản khi ghi nhận mức lỗ 396 tỷ đồng chi phí thanh lý ngành khoáng sản.
Cuối năm 2015, tập đoàn này có hơn 8.000 tỷ đồng tiền đi vay. Riêng khoản vay ngắn hạn ngân hàng lên xấp xỉ 3.200 tỷ đồng. Cộng thêm vào đó, HAGL ngốn nhiều tiền xây dựng các dự án dở dang như đầu tư hơn 10.600 tỷ đồng cho việc trồng và chăm sóc cây cao su và cây cọ dầu. Dự án Khu phức hợp HAGL Myanmar có mức chi phí tăng lên gần 5.500 tỷ đồng. Chi phí cho nhà máy thủy điện cũng tăng hơn gấp đôi lên 3.300 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, công ty mẹ HAGL đang phải “gánh nợ” cho các công ty con trong quá trình thực hiện tái cấu trúc tài chính giai đoạn 2010 – 2012.
Cố phiếu HAGL lần đầu giảm xuống dưới mệnh giá
Không chỉ chịu áp lực, rủi ro tài chính trong cuối năm 2015 và 2016, phiên giao dịch tháng 5/1/216 cũng khiến các cổ đông của HAGL “đứng ngồi không yên” khi mà cổ phiếu HGA của công ty này có rơi xuống mệnh giá dưới 10.000 đồng, giảm rất sâu trong vòng 1 năm qua, hơn 60,5% và đang ở ngưỡng thấp nhất tính từ khi tập đoàn này lên sàn vào năm 2008.
Theo đó, với việc giảm thêm 500 đồng, thị giá cổ phiếu HAG đã xuống còn 9.600 đồng, trong khi trước đó một năm, cổ phiếu HAG vẫn còn giao dịch ở mức giá hơn 22.000 đồng. Đà giảm cổ phiếu của HAGL chưa có dấu hiệu dừng lại mặc dù công ty đang có phần khởi sắc ở lĩnh vực kinh doanh thịt bò, và khu phức hợp HAGL Myanmar Center được đưa vào vận hành.
|
Lĩnh vực chăn nuôi bò của HAGL có bước khởi sắc năm 2016. |
Sau khi ghi dấu “lịch sử” giao dịch dưới mệnh giá trong những ngày đầu năm 2016, cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG) mới có ngày tăng điểm đạt 10.900 đồng/CP vào cuối phiên giao dịch 11/1/2016. Với mức giá này, cổ phiếu HAG đã giảm 50% so với so với đầu năm 2015, giảm đến 73% so với hồi đầu năm 2011, nhưng chỉ giảm khoảng 13% so với cuối năm 2011.
Cổ đông ngoại thoái vốn
Cùng với đà giảm của cổ phiếu, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng một lượng lớn cổ phiếu HAG trong năm qua. Đầu năm 2015, khối ngoại sở hữu 34% cổ phần của HAGL thì nay con số này chỉ còn hơn 14%.
Hồi đầu năm 2015, khối ngoại sở hữu 34% cổ phần của HAGL thì tới nay con số này chỉ còn hơn 14%. Gần đây, cổ đông lớn Credit Suisse cũng đã bán toàn bộ 10% cổ phần HAG.
Ngọc Linh (tổng hợp)