Clip quảng cáo Giáng sinh gây hiểu nhầm của Coca-Cola:
Trong đoạn phim
quảng cáo Giáng sinh có tên "Open Your Heart" (tạm dịch: Mở cửa trái tim) của Coca-Cola tại chi nhánh Mexico có cảnh nhóm thanh niên da trắng đem những chai Coke tới thị trấn Totontepec xa xôi hẻo lánh của Mexico rồi dựng một cây thông Giáng sinh ở giữa làng. Đối với thương hiệu đồ uống lừng danh, chiến dịch quảng cáo Open Your Heart không hề ám chỉ ai. Tuy nhiên với những người dân bản xứ, nó mang ý nghĩa thúc đẩy chủ nghĩa thực dân hơn là thông điệp đoàn kết, hòa thuận.
|
Đoạn clip quảng cáo Giáng sinh gây hiểu nhầm đã khiến hãng Coca-Cola thiệt hại không nhỏ bởi Mexico là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêu thụ Coca-Cola lớn nhất thế giới. |
Không dựa trên con số thống kê chính thức nào nhưng Coca-Cola đã khẳng định trong đoạn quảng cáo của mình rằng có 81,6% người Mexico bản xứ chỉ nói tiếng Tây Ban Nha. Kết thúc quảng cáo, họ sử dụng cụm từ #AbreTuCorazon hay #OpenYourHeart có nghĩa là Hãy mở cửa trái tim để gửi thông điệp tới người tiêu dùng.
|
Đoạn quảng cáo của Coca-Cola khẳng định rằng có 81,6% người Mexico bản xứ chỉ nói tiếng Tây Ban Nha. |
Xuất hiện trên Youtube chỉ gần 1 tuần,
đoạn quảng cáo của Coca-Cola đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ cư dân mạng. Sau đó, hãng này đã buộc phải gỡ bỏ video chính thức nhưng những bản sao chép lại vẫn xuất hiện trên mạng với tựa đề "Quảng cáo Coca-Cola của Đấng cứu thế Da trắng".
Trong buổi phát biểu với báo chí tại thành phố Mexico, Luật sư Elvira Pablo cho biết, đoạn quảng cáo của Coca-Cola giống như lời bình phẩm về lối sống của người dân Mexico và là nỗ lực đưa văn hóa tiêu dùng vào mảnh đất của họ. Theo các nhà hoạt động xã hội nước này, thay vì mở cửa trái tim, đoạn quảng cáo này đã khơi gợi và củng cố các định kiến về văn hóa cũng như chủng tộc.
Đáp lại sự phản đối mạnh mẽ này, phát ngôn viên chính thức của Coca-Cola giải thích, họ không có ý định động chạm hay coi thường bất kỳ nhóm người bản xứ nào. Ngay sau đó, Coca-Cola cũng đã xóa đoạn quảng cáo và gửi lời xin lỗi tới những người tiêu dùng khó chịu vì đoạn phim.
Theo thống kê, Mexico là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêu thụ Coca-Cola lớn nhất thế giới. Vì vậy, sự cố này có thể nói đã để lại tổn thất khá nặng nề cho hãng nước ngọt lừng danh thế giới.
Thảo Nguyên (theo Mirror)