Chứng khoán Ukraine đang tăng rất mạnh

Google News

(Kiến Thức) - Chứng khoán Ukraine tăng mạnh nhất từ tháng 5 năm 2010 sau khi Quốc hội ra lệnh bắt giữ ông Viktor Yanukovych nhằm tận dụng viện trợ từ phương tây.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/2, lợi suất trái phiếu niêm yết bằng đồng USD do chính phủ Ukraine phát hành và đáo hạn vào năm 2023 giảm 93 điểm cơ bản, xuống còn 9,26%, thấp nhất kể từ ngày 28/1 tính đến 5 giờ chiều theo giờ Kiev. Chỉ số Index của Ukraine tăng vọt 15%, trong khi đồng nội tệ hryvnia giảm 4,3%, xuống còn 9,35 hryvnia/USD. Dự trữ ngoại hối sụt giảm mạnh cũng khiến Ukraine khó có thể hỗ trợ đồng hryvnia khiến đồng tiền này đã mất 12% giá trị kể từ đầu năm đến nay. 
Đây là mức tăng cổ phiếu và trái phiếu cao nhất từ tháng 5/2010 của Ukraine nhằm hy vọng quốc gia này sẽ nhận được viện trợ từ phương tây sau khi lật đổ tổng thống Viktor Yanukovych. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đang bắt đầu "bỏ rơi" tài sản tại Ukraine vì rủi ro là khá cao do mức sụt giảm của đồng nội tệ hryvnia sụt giảm đến mức kỷ lục, dẫn đến việc phải hủy bỏ phiên đấu giá trái phiếu thứ ba trong chưa đầy 1 tháng.
Ukraina đang phải vật lộn với thâm hụt tài khoản vãng lai và dự trữ ngoại hối ở mức thấp nhất kể từ năm 2006, đạt mức 17 tỷ USD (chưa bao gồm lãi suất) sẽ hết hạn vay nợ vào cuối năm 2015 cùng với 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào tháng 6 tới theo số liệu của Bloomberg. Nguy cơ bị phá sản cao chính là lý do vì sao Tổng thống Yanukovich bác bỏ thỏa thuận liên kết với EU năm ngoái và chấp nhận khoản tín dụng 15 tỷ USD của Nga, tuy nhiên, sau khi ông Yanukovich bị lật đổ thì bộ tài chính Nga đã giữ phần còn lại của gói cứu trợ ít nhất cho đến khi tình hình chính trị tại quốc gia này ổn định trở lại. 
 Chứng khoán Ukraine tăng mạnh nhằm tận dụng hỗ trợ từ phương tây.
Tổng thống tạm quyền Oleksandr Turchynov đã lên tiếng cảnh báo nền kinh tế Ukraine đang “dần vượt khỏi tầm kiểm soát” và nước này đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ rất lớn. Hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s cũng hạ mức xếp hạng của Ukraine xuống còn CCC, thấp hơn 8 bậc so với mức đáng để đầu tư. 
Nhà phân tích Grigoriadis nhận định, các công ty nước ngoài luôn gặp khó khăn khi đầu tư vào Ukraine do hạ tầng cơ sở còn yếu kém, tình trạng tham nhũng tràn lan mà không có pháp lý chắc chắn. Ông cũng cho biết đây là thời điểm để liên minh châu Âu chứng minh cam kết hỗ trợ lâu dài cho Ukraine khi chính phủ tạm quyền nước này cảnh báo cần gói cứu trợ lên đến 35 tỷ USD. Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde đã khẳng định IMF sẵn sàng giúp đỡ Ukraine “về phương diện kinh tế”. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob J. Lew cũng cho biết, Mỹ sẵn sàng trợ giúp Ukraine thực hiện các chương trình cải cách. 
Tình hình kinh tế Ukraine không phải là không cứu vãn nổi nếu Ukraine nhanh chóng nhận được hỗ trợ về mặt tài chính và thực hiện những cải cách kinh tế cần thiết. Chính phủ tạm quyền của Ukraine đã tuyên bố sẵn sàng thực hiện "những cải cách có thể không nhận được nhiều sự ủng hộ nhưng là thực sự cần thiết" để đảm bảo chắc chắn Ukraine không vỡ nợ. Chính phủ cũng kêu gọi sự hỗ trợ cần thiết của Nga, Mỹ, Liên minh Châu Âu và các bên liên quan để giúp quốc gia Đông Âu này vượt qua giai đoạn khủng hoảng, dần dần phục hồi lại nền kinh tế.
Chính phủ tạm quyền của Ukraine đã tuyên bố sẵn sàng thực hiện "những cải cách có thể không nhận được nhiều sự ủng hộ nhưng là thực sự cần thiết" để đảm bảo chắc chắn Ukraine không vỡ nợ. 
Chính phủ tạm quyền của Ukraine đã tuyên bố sẵn sàng thực hiện "những cải cách có thể không nhận được nhiều sự ủng hộ nhưng là thực sự cần thiết" để đảm bảo chắc chắn Ukraine không vỡ nợ. 
Chính phủ tạm quyền của Ukraine đã tuyên bố sẵn sàng thực hiện "những cải cách có thể không nhận được nhiều sự ủng hộ nhưng là thực sự cần thiết" để đảm bảo chắc chắn Ukraine không vỡ nợ. 
Hải Đăng (tổng hợp)