Khuyến nghị theo dõi GDT với giá mục tiêu 74.951 đồng/cp
CTCK Bảo Việt (BVS): Khuyến nghị theo dõi GDT với giá mục tiêu 74.951 đồng/cp.
Năm 2020, bất chấp đại dịch COVID-19, ngành gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam chứng tỏ khả năng bền bỉ, duy trì đà tăng trưởng 2 chữ số, kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 12,37 tỷ USD (tăng 16,3% so với năm 2019; tốc độ tăng trưởng kép trong 2 năm là 15,2%/ năm).
Kim ngạch xuất khẩu G&SPG năm 2021 dự báo duy trì 15%, đạt 14-15 tỷ USD. Hiện tại, lũy kế 2 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh 51% lên 2,4 tỷ USD đã cho thấy tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của GDT.
Ngoài ra, BVS kỳ vọng việc triển khai tích cực vắc xin Covid-19 trên toàn cầu sẽ tiếp tục thúc đẩy đà phục hồi hơn, cộng với việc GDT hoàn thành đầy đủ chứng chỉ BSCI và áp dụng phương thức thanh toán mới với các đối tác từ Mỹ, nhiều cơ hội tăng trưởng sẽ được mở ra hơn nữa cho Công ty trong giai đoạn bình thường mới.
GDT cũng đã có một số bước chuẩn bị cho giai đoạn sắp tới như mua một nhà máy đã xây dựng ở Bình Dương để bổ sung cho năng lực sản xuất, đồng thời tận dụng mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp trong thời kỳ đại dịch để tích cực tích lũy một lượng đáng kể hàng tồn kho ở mức giá cạnh tranh.
|
Chọn cổ phiếu nào phiên 30/3? |
Ngưỡng hỗ trợ của CII nằm quanh 24.000 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): CII đang ở trong trạng thái tăng giá sau khi tích lũy ngắn hạn quanh khu vực 23 - 24. Thanh khoản tăng cao trong phiên hôm nay đã đẩy giá cổ phiếu đóng cửa ở mức trần.
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Mặc dùy chỉ báo động lượng RSI đã đi vào vùng quá mua tuy nhiên đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu nên cổ phiếu sẽ tiếp tục củng cố đà tăng.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của CII nằm tại khu vực xung quanh 24. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 28.5, cắt lỗ nếu ngưỡng 22.5 bị xuyên thủng.
Khuyến nghị mua FMC với giá mục tiêu 43.900 đồng/cp
CTCK Phú Hưng (PHS): Khuyến nghị mua FMC với giá mục tiêu 43.900 đồng/cp.
Hiện nay tiêu thụ tôm tại thị trường EU chiếm 29% trong tỷ trọng xuất khẩu của FMC. Hiệp định EVFTA đưa mức thuế xuất khẩu tôm về 0% hứa hẹn sẽ mang đến nhiều lợi thế cho FMC mở rộng xuất khẩu sang EU.
Nhằm nắm bắt cơ hội từ EVFTA, FMC đã mở rộng vùng nuôi và có kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mới. Năm 2020, FMC đầu tư mở rộng diện tích nuôi tôm tại khu đất kế bên khu nuôi tôm TaNa Farm tại Sóc Trăng, có diện tích hơn 81 hecta.
Bên cạnh đó, năm 2021, FMC xây dựng 2 nhà máy chế biến tại Sóc Trăng với tổng công suất 20,000 tấn/năm, tương đương 100% công suất chế biến năm 2019, với mức đầu tư 400 tỷ đồng. Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2022, và hoạt động 100% công suất vào năm 2025.
FMC đặt kế hoạch tiếp tục mở rộng, từng bước nâng cao mức độ tự chủ về nguyên liệu nhằm thúc đẩy năng lực cạnh tranh. Đến năm 2021, FMC phấn đấu đạt tỷ lệ 30% nguồn tôm nguyên liệu. Trong khi, các đối thủ chính như MPC có tỷ lệ tự chủ thấp hơn FMC.
Tuy nhiên, do quỹ đất phát triển vùng nuôi tôm không còn nhiều, nên việc mở rộng vùng nuôi gia tăng tỷ lệ tự chủ sẽ là thách thức của các doanh nghiệp chế biến tôm lớn trong tương lai.
Anh Nhi