Chuyện kể rằng, một hôm các môn đồ của Phật Thích Ca Mâu Ni đàm luận với nhau về căn nguyên của khổ ải trên đời. Có vị nói là vì lòng tham không được thoả mãn, có vị nói là do oán hận chưa tiêu tan, một vị khác lại cho rằng là do nhát gan sợ không tiến bước. Cuối cùng, có một vị còn quả quyết người ta khổ chính vì không được ăn no!
Đức Phật đi qua, nghe được bèn dừng lại thuyết giảng: "Những gì các con nói đều chỉ là biểu hiện bề mặt.
Thực chất, có người kiếp trước từng là chim bồ câu phóng túng mà chuyển sinh nên thấy tham lam, dục vọng là khổ. Có người là con chim ưng đói chuyển sinh nên thấy đói khát mới thực là khổ. Có người lại là con rắn độc chuyển sinh nên thấy oán giận, căm thù là đau khổ nhất. Có người kiếp trước là con thỏ nhút nhát nên lại cho rằng nỗi khổ lớn nhất là sợ hãi.
Thực ra, cái khổ trên đời đều xuất phát từ thân thể mà ra. Đã sống là phải khổ. Muốn thoát khổ chỉ có cách hành động".
Dư vị đáng quý nhất của cuộc sống theo lời Phật dạy:
Phật dạy: "Chúng sinh đều khổ". Bởi chúng ta có thể đánh đổi khổ đau để nhận lấy hạnh phúc ngọt ngào và giá trị nhất.
Vốn dĩ mọi kiếp nhân sinh trên đời, bắt buộc đều phải bước lên con đường khổ ải: khổ khi trẻ, khổ khi già, khổ vì vật chất, khổ vì tinh thần. Khổ có thể đến lúc này, lúc khác. Khổ cũng có trăm ngàn mặt, khó có thể định hình.
Kể từ giây phút chúng ta ra đời, chúng ta chính thức bắt đầu bước trên con đường song hành với khổ đau và gian nan. Dù bạn sinh ra trong môi trường như thế nào. Bạn đều phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cuộc đời.
Sống là phải khổ. Khổ tận cam lai, khổ rồi mới biết thế nào là ngọt. Khổ rồi mới biết thế nào là trân trọng.
Theo Xuân Quỳnh/Khoevadep