Nghiệp là hành động tạo tác nhiều lần có chủ ý, cùa Thân, Miệng và Ý, nguyên nhân đưa tới quả báo, cả hai “nghiệp” và “quả báo” tạo thành” luật nhân quả”, tuần hoàn không dứt, đưa con người luân hồi khắp sáu cõi. Nếu gieo nghiệp thiện thì sẽ sanh ở cõi Trời, Người, Atula, còn nếu tạo nghiệp ác thì sẽ bị đọa vào Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh. Trong đó phần Miệng là gieo tạo nghiệp nhiều nhất. Nhưng đối với đạo Phật Tu là chuyển được nghiệp.
Câu nói dân gian “Khẩu xà tâm Phật” là sai hoàn toàn, Phật chẳng bao giờ nói lời độc ác, hại người, là tính cách các con dùng để tả Rắn. Ở mỗi người có cách nói thương khác nhau, có cách biểu hiện Từ Bi khác nhau. Như hạnh sai biệt của các Bồ Tát, thị hiện là Phán quan cũng xét xử công minh, khó có thể gọi là Ác tướng.
|
Ảnh minh họa. |
Trong những cách con người vướng nghiệp, khẩu nghiệp là dễ mắc nhất.
Khẩu nghiệp là nghiệp lực khó khắc phục nhất cho việc tu hành;
Là lực cản trở lớn nhất cho việc tu hành chứng đạo;
Là sức mạnh sát hại sinh mạng lớn nhất cho việc tu hành;
Là nghiệp lực chính yếu đưa ta đọa xuống ác đạo;
Là sức mạnh ngăn trở lớn nhất cho việc vãng sanh...
Chính vì thế, trước khi nói điều gì cẩn uốn lưỡi 7 lần trước khi nói
1. Đừng bao giờ bình xét tốt xấu của người khác vì những điều đó không ảnh hưởng gì đến kinh tế nhà bạn.
2. Đừng bao giờ phán xét đạo đức của một người, vì bạn chưa chắc đã hơn người ta.
3. Đừng bao giờ bình xét về gia cảnh của ai đó, vì nó không liên quan gì đến bạn.
4. Đừng bao giờ nhận xét học vấn của người khác, vì thế giới này cái không thể thiếu chính là học vấn.
5. Đừng bao giờ bình phẩm về bất kỳ ai, vì người nào đó cũng đang nói về bạn.
6. Đừng tiêu tiền một cách hoang phí, vì một ngày nào đó bạn cũng có thể thất nghiệp.
7. Đừng bao giờ vênh váo tự đắc, kiêu ngạo hống hách, vì một ngày nào đó bạn cũng có thể bị thất thế.
8. Đừng quá cao ngạo, bạn nên biết rằng không có một ai luôn luôn yếu hơn bạn. Nói tóm lại, làm người cần biết khiêm tốn.
9. Đừng dựa dẫm vào người khác, vì cuộc sống rất mệt mỏi, ai cũng muốn sống thật nhẹ nhàng.
10. Đừng làm tổn thương người khác, luật nhân quả luôn tồn tại.
11. Làm người không cần giải thích là lựa chọn của những người thông minh. Là người ai cũng muốn được giải thích suy nghĩ, hành động của mình. Nhưng một khi đã giải thích thì càng giải thích lại càng rối, thậm chí còn làm cho hiểu lầm chồng chất hiểu lầm. Đừng đánh giá thấp người khác, đừng cố tìm các lý do, điều đó chỉ làm bạn mệt mỏi hơn thôi.
12. Đừng tùy tiện nổi giận với người khác, không ai nợ bạn cái gì cả. Hiện tại rất đau khổ nhưng khi nhìn lại mới thấy những việc đó không đáng được quan tâm. Chúng ta thường trách cuộc sống không công bằng với chúng ta, thật ra cuộc sống căn bản không biết ta là ai…
13. Đừng bàn luận về vấn đề tu dưỡng đạo đức của người khác, người khác đó chính là chiếc gương của bạn, nhờ tấm gương đó tìm ra những thiếu sót của bản thân.
Theo Khỏe & Đẹp