Tác phẩm cao 1,2m, dài 6,5m, vòng tròn 3,6m, nặng 2.700kg do ông Nguyễn Văn Ba (nghệ danh Ba Bình An) cùng hai người thợ tạo tác trong 6 tháng.
Chùa Phước Quang xây dựng vào đầu năm 1956 tại thị trấn Tam Bình, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Vào ngày thường hay những lúc lễ hội Rằm ngươn, chùa đón tiếp đông đảo Phật tử, khách thập phương gần xa đến tham quan, chiêm bái…
Trong chính điện chùa an vị tác phẩm kiểng khô bằng gỗ mù u trên 300 năm tuổi. Tác phẩm cao 1,2m, dài 6,5m, vòng tròn 3,6m, nặng 2.700kg do ông Nguyễn Văn Ba (nghệ danh Ba Bình An) cùng hai người thợ tạo tác trong 6 tháng. Ông Ba Bình An là người hiểu về giá trị lịch sử của cây mù u do gia tộc ông Nguyễn Văn Thân trồng từ thế kỷ 17 (để chắn sóng gió biển tại ấp Thừa Trung, xã Thới Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) và đã được ông Nguyễn Văn Năm, 90 tuổi đời thứ 5 của gia tộc chấp thuận nhượng lại. Sau khi hoàn thành tác phẩm như ý nguyện, ông Ba Bình An qua đời ở tuổi gần 60.
Tác phẩm kiểng khô "Kình Ngư” đã tham gia hội thi Sinh vật cảnh Đồng bằng sông Cửu Long (từ ngày 6 đến 12.6.2012 tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) và giành giải đặc biệt. Trong dịp này, Liên hiệp các hội Unesco Việt Nam đã trao giấy chứng nhận.
Bà Nguyễn Thị Đương (vợ ông Ba Bình An) cùng các con nhận thức tác phẩm kiểng khô "Kình Ngư” không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn có một ý nghĩa tâm linh nên phát nguyện phụng cúng tác phẩm cho Đại đức Thích Phước Ngọc, Ủy viên Ban Hoằng pháp TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Phước Quang, kiêm Giám đốc Trung tâm Cô nhi viện Phật giáo Suối Nguồn Tình Thương (thị trấn Tam Bình, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long). Chùa sở hữu kỷ lục: "Kình Ngư” bằng gỗ cây mù u lớn nhất.
TIN BÀI LIÊN QUAN:
BÀI ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Theo Phật giáo Việt Nam