Con người đau khổ là do bản thân mình

Google News

Tất cả khổ đau là do mình tự tạo ra và gánh lấy. Tất cả những nhận thức của mỗi người đều có sự chi phối của khổ đau hay hạnh phúc

 - Trong cuộc sống con người tưởng có vật chất là hạnh phúc, nhưng nhiều người tiền không thiếu nhưng luôn sống lo âu, sầu khổ… Trao đổi với Kienthuc.net.vn, Hòa thượng Lama Thamthog Tulku Rinpoche, tu viện trưởng Tu viện Namgyal cho rằng khổ đau là do tâm mỗi người.
[links()]
 
Mỗi ngày bạn hãy tập cho mình sự yêu thương, lòng từ bi và luôn nở nụ cười với mọi người thì bạn sẽ luôn hạnh phúc, Hòa thượng Lama Thamthog Tulku Rinpoche chia sẻ
Mỗi ngày bạn hãy tập cho mình sự yêu thương, lòng từ bi và luôn nở nụ cười với mọi người thì bạn sẽ luôn hạnh phúc, Hòa thượng Lama Thamthog Tulku Rinpoche chia sẻ
Hãy tự tập niềm vui cho mỗi ngày
 
Thưa Hòa thượng từ đâu mà con người hay đau khổ?
 
Tất cả khổ đau là do mình tự tạo ra và gánh lấy. Tất cả những nhận thức của mỗi người trong cuộc sống hay công việc đều có sự chi phối của khổ đau hay hạnh phúc. Nó tác động đến đời sống của con người chúng ta
 
Các bạn phải hiểu các pháp (sự việc - PV) đều có duyên khởi (khởi đầu - PV) để từ đó có những hệ quả khổ hay vui xuất hiện. 
 
Nhiều người cho rằng khổ đau là do người khác gây cho mình, theo Hòa thượng như thế đúng không ạ?
 
Việc một người nào đó gây ra một vấn đề gì cho bản thân bạn, đó chỉ là tác động ngoại cảnh. Từ những cái này sẽ tạo ra những cảm nghĩ về sự đau khổ, khó chịu, tức tối ngay trong tâm của bản thân để rồi bạn có thể nghĩ sai quấy, không tốt, từ đó mới cảm thấy khổ đau. 
 
Nếu như trong lòng bạn suy nghĩ nhẹ nhàng, dùng sự từ bi để hóa giải thì sẽ cảm thấy thoải mái hơn mà không thấy đau khổ, nặng nề. 
 
Như vậy muốn vui vẻ, hạnh phúc thì cần kiểm soát được suy nghĩ, cảm nhận của bản thân. Hãy làm tất cả lợi ích vì mọi người, đừng nên nghĩ đến việc làm tổn hại đến ai khác điều đó sẽ khiến bạn thoải mái nhất.
 
Thưa hòa thượng cần làm sao kiểm soát được suy nghĩ để có được hạnh phúc?
 
Các bạn hãy làm điều này từ sáng sớm đến chiều tối. Từ lời nói tới suy nghĩ, phải luôn xem cái nào đem đến hạnh phúc, cái nào đưa tới khổ đau để từ đó kiểm soát.
 
Khi các bạn thấy khởi lên những suy nghĩ đem lại sự khổ đau thì hãy dập tắt ngay, suy nghĩ đến những cái nhẹ nhàng hơn. Kiềm chế cái nóng giận (sự sân hận theo Phật giáo) hay sự tham lam, si mê… để hướng đến những cái gì đem lại niềm vui. 
 
Làm được như thế sẽ ngày càng giảm sự khổ đau. Đặc biệt là các bạn cần hành trì trong mỗi ngày. Hãy tự quán sát, nói những lời ôn hòa, thương yêu, tránh nói sân hận, không tốt. Từ đó có cách để đối trị. 
 
Trong cuộc sống đời thường mọi người đừng bao giờ làm hại đến bất cứ ai (ảnh chụp quý sư thầy, sư cô thăm trẻ mồ côi)
Trong cuộc sống đời thường mọi người đừng bao giờ làm hại đến bất cứ ai (ảnh chụp quý sư thầy, sư cô thăm trẻ mồ côi)
Vật chất không đem lại hạnh phúc trọn vẹn
 
Hiện nay công nghệ phát triển, con người có đủ mọi vật chất, tiền bạc phục vụ cho bản thân nhưng vẫn cảm thấy đau khổ, thưa Hòa thượng?
 
Mọi người đều cho rằng việc phát triển về vật chất sẽ cảm thấy hạnh phúc. Chính vì thế họ thường nỗ lực để kiếm tiền, vật chất để mong cầu cuộc sống yên lành.
 
Tuy nhiên không phải cái vật chất nào mà con người mong cầu cũng đạt được, mà nếu có cũng thường xuyên lo lắng, âu sầu vì lúc đó lại mong muốn những cái hiện đại hơn nữa, lúc đó có cảm thấy hạnh phúc được chăng.
 
Không chỉ thế không ít người có rất nhiều tiền nhưng thường xuyên mất ngủ, bất an vì tìm cách để bảo vệ tránh người khác lấy mất... phải dùng đến thuốc an thần để có những giấc ngũ trong đêm. Như thế có cảm thấy hạnh phúc không?
 
Theo hòa thượng phải làm sao mới có hạnh phúc thật sự?
 
Thiếu vật chất cũng không được, mà quá cầu mong cũng không nên, nó không thể đem lại hạnh phúc toàn vẹn cho con người. 
 
Muốn hạnh phúc mọi người ngoài tìm vật chất ra cũng cần làm sao để có được tâm hạnh phúc an bình. Tâm này là sự nhẹ nhàng, thanh thản không có sự lo âu, vướng bận của khổ đau, chỉ có như thế mới đưa đến cho thân quyến hòa hợp, có được hạnh phúc toàn vẹn.
 
Đừng bao giờ hại đến người khác
 
Tại sao nhiều gia đình khi mới lấy nhau thì sống rất hạnh phúc, nhưng thời gian sau lại đau khổ và có khi phải chia tay?
 
Tất cả đều do sự sân hận, tật đố, kiêu ngạo tác động. Lúc mới sống thì yêu thương nhưng sống lâu có những điều không vui lặp đi lặp lại nhiều lần khiến hai bên cảm thấy bực bội, cộng với tác động của đời sống vật chất làm cho họ cảm thấy khổ đau, khó chịu.
 
 
Chúng ta cần phải thấy rõ điều này để rồi các bạn khi mỗi sáng sớm thức dậy hãy tự thầm hứa với lòng mình, sống sao cho tốt hơn, không làm phiền ai, không sân hận... Hãy quan tâm đến người mình yêu thương nhiều hơn, bỏ qua những chuyện nhỏ nhặt...
 
Cứ làm như thế một thời gian sẽ khiến cho bạn giảm bớt các tham, sân, si. Từ đó biết yêu thương, chia sẻ những mệt nhọc với người bạn đời của mình hơn. Cuộc sống gia đình cũng nhờ đó mà sẽ hạnh phúc.
 
Những người chỉ biết bản thân, không nghĩ cho người khác, theo Hòa thượng có hạnh phúc không?
 
Bản thân nhiều người luôn tự cho mình là cao nhất, chỉ thương chính bản thân vì thế cuộc sống cứ bức bối nên hay bị bệnh tim, máu cao và nhiều loại bệnh khác 
 
Còn nếu mình luôn thương người thì không bao giờ như vậy, lúc nào cũng vui vẽ, thương mọi người thì ít bệnh tật. Hạnh phúc khổ đau thường liên hệ đến cơ thể của mình.
 
Ngoài ra những người nào thường quan tâm, cống hiến cho người khác thì luôn được nhiều người giúp, bạn bè thương, muốn làm gì cũng được
 
Còn đối với những kẻ ích kỷ thì ngay chính trong gia đình cũng không hạnh phúc. Lúc nào họ cũng cảm thấy cô đơn. Chính vì thế trong cuộc sống đời thường các bạn đừng bao giờ làm hại đến bất cứ ai. 
 
Xin cảm ơn Hòa thượng!
 
Hoài Lương (thực hiện)

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

Ngọ -

Ngọ
<p>Tôi thấy trong bệnh viện hầu như không có người tu hành, có thể do người đi tu ăn chỉ rau quả trồng trong vườn chùa, sạch sẽ không có thuốc trừ sâu nên không sinh bệnh, và tất nhiên người đi tu không ăn thịt nên cơ thể rất nhẹ nhàng thanh bạch và không bao giờ bị ngộ độc thực phẩm, và lý do nữa là tâm đạo nhẹ nhàng trong sáng, không biết đến tham sân si hỉ nộ ái ố, và tiếp theo, triết lý sống của nhà chùa là vô thường, là sắc sắc không không, không có vật chất nào là vĩnh cửu, kể cả con người, cho nên khi 1 người sắp chết cũng không có gì là quá khủng khiếp, người đó sắp sang TG bên kia (cũng giống như, vật chất không tự sinh ra và cũng không tự mất đi mà biến từ dạng này sang dạng khác, trong vật lý vậy), vì thế, ni cô và thầy chùa thường tự chữa bệnh tại chùa bằng thuốc Nam, có lẽ như vậy.</p>

Hiển thị thêm bình luận