Người thiếu trân trọng đồ ăn thì cuối cùng sẽ bị trừng phạt
Trong “Châu Tử Gia Huấn” có câu: “Nhất chúc nhất phạn, đương tư lai xứ bất dị; Bán ty bán lũ, hằng niệm vật lực duy nan”, ý rằng một bát cháo, một hạt cơm, nên nghĩ kiếm được không dễ; nửa tấm vải, nửa sợi vải, phải nhớ làm ra rất khó. Đây không chỉ là đề xướng tiết kiệm mà còn ý nghĩa sâu xa hơn là giáo dục con người thế gian cần học sự cảm ơn.
Giữa những năm Bắc Tống, bên ngoài thành Biện Kinh có một phú hộ, ỷ vào sự giàu có của mình nên sinh hoạt có chút xa hoa lãng phí. Mỗi bữa ăn đều phải ăn các loại nhân bánh sủi cảo, do vậy gia đình đã bỏ ra một số tiền lớn thuê đầu bếp nổi tiếng đến nấu.
Thế nhưng người con của gia đình này lại rất kén ăn, mỗi thứ chỉ ăn nhân bên trong, bên ngoài thì bỏ đi. Người nhà thấy cậu ta là cứng đầu xấu tính, cũng chỉ cười cho qua.
Hơn mười năm sau, quân Kim xâm chiếm, cướp bóc vét sạch thành Biện Kinh không còn thứ gì. Người thiếu niên năm đó đã thành trung niên, bây giờ tài sản trong nhà đã hết, người thân trong cảnh loạn lạc binh đao cũng không biết tung tích ở đâu, vốn không cách nào phục hồi lại gia cảnh như trước nữa.
|
Ảnh minh họa. |
Anh ta trên đường cùng mọi người chạy trốn, không thể chịu được gian khổ, trước đây chỉ biết ăn ngon mặc đẹp mà giờ lại ăn lương khô, cuối cùng ngã xuống không dậy nổi. Trong lúc thoi thóp thì có một lão hòa thượng cõng anh ta về chùa và nấu cho ăn một nồi bột, anh ta mới dần dần tỉnh lại.
Anh ta đứng dậy lạy tạ, lão hòa thượng lắc đầu nói: “Không cần cảm ơn ta, đồ mà anh vừa ăn vốn từ nhà anh mà ra. Chỉ là bây giờ vật về với chủ của nó mà thôi”. Anh ta cảm thấy thật khó hiểu, lão hòa thượng liền chỉ vào một đống túi lớn phía sau phòng rồi nói cho anh ta biết nguyên do.
Thì ra lúc anh ta còn trẻ, thói quen sống xa hoa lãng phí thì ai ai cũng biết, lão hòa thượng mỗi sáng sớm đều đứng chờ bên sông trước cửa nhà anh ta, đợi nhà bếp rửa bát chén và đổ vỏ bánh, vụn nhân bánh đi thì liền gom lại, rồi mang đi rửa sạch sau đó lại phơi khô, tích lũy theo thời gian đã đầy cả một căn phòng. Bây giờ gặp lúc loạn lạc, lão hòa thượng dùng nó cứu tế không ít người.
Anh ta nghe xong thì gục đầu xuống đất khóc thảm thiết, hổ thẹn không thôi.
Sự tàn khốc của thế giới này chính là, khi bạn làm việc xấu thì cuối cùng điều đó sẽ lặp lại với chính bạn, nhưng ở mức độ tàn khốc hơn nhiều, hơn nữa còn khiến bạn bất ngờ không kịp đề phòng.
Cách ăn uống có thể phản ánh đạo đức và phẩm chất của một người
Để mọi người đều được ngon miệng, hãy cân nhắc xem món ăn mình gọi liệu có hợp khẩu vị mọi người hay không, cũng như sắp xếp chỗ ngồi thoải mái.
Khi mời người khác dự tiệc cần tinh tế phối hợp với tốc độ ăn của khách, trước khi khách ăn xong thì không được buông đũa, bởi vì hễ chủ nhân của bữa tiệc dừng đũa thì khách cũng ngại ăn tiếp. Quan tâm và chu đáo ẩn trong mỗi chi tiết.
Xây dựng thói quen và cách ăn uống tốt ngay từ khi còn nhỏ
Người xưa vô cùng xem trọng giáo dục thói quen ăn uống của trẻ nhỏ, ngày nay việc xây dựng thói quen này của các bé lại không được xem trọng, cha mẹ chỉ là “mong con đủ dinh dưỡng”, để con “thích ăn gì thì ăn”. Nhiều trẻ trong bữa ăn cứ toàn gắp món ngon về phần mình, ăn uống tùy tiện, bới chọn đồ ăn và không coi trọng người lớn v.v… Sau này lớn lên, biểu hiện của chúng cũng giống hệt hồi nhỏ.
Bên cạnh đó, việc lãng phí thức ăn hiện nay cũng vô cùng nghiêm trọng, trong căn tin học sinh thường thấy nhiều đồ ăn bị vứt đi. Có những trẻ mua một đĩa cơm, nếm hai miếng, cảm thấy không hợp khẩu vị nên đem bỏ đi rồi lại mua cái khác; còn trong bữa cơm, ăn một hai miếng không thích thì bỏ bứa, không biết quý trọng đồ ăn.
Các bậc cha mẹ nhất định phải quan tâm đến tình trạng này của con, không được xem đó là việc nhỏ, nếu không rèn luyện thói quen ăn uống tốt từ nhỏ thì sẽ ảnh hưởng đến cả tương lai sau này của trẻ, bởi:
Người ta có thể thấy được một đứa trẻ bị khiếm khuyết về giáo dục khi nhìn “tướng ăn”.
Dẫu là một hạt gạo thôi, ai mà lãng phí: chiêu mời vận đen
Dẫu là một giọt nước, dẫu là một hạt gạo, thì những thứ lãng phí tích tụ lâu ngày sẽ nhiều dần lên, sẽ tiêu giảm một phần phúc báo của bạn và con cái mình. Thứ mất đi sẽ phải hoàn trả, khi con người đến tuổi xế chiều không bệnh nọ tật kia thì cũng nghèo túng. Đây gọi là tiêu giảm phúc báo. Nếu lãng phí một cách nghiêm trọng, họ thậm chí còn bị tiêu giảm cả thọ mệnh.
Có câu nói rất hay rằng: Lãng phí là tội ác rất lớn. Trong những năm tháng vật chất thiếu thốn, mọi người thường nhắc nhau câu này. Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội và cuộc sống vật chất được nâng cao, câu nói nổi tiếng chí lý này cũng dần nhạt nhoà trong ký ức mọi người. Trong xã hội ngày nay, hiện tượng lãng phí này nơi nào cũng có, đặc biệt là thức ăn và nước uống.
Theo Min/Khỏe & Đẹp