Câu thứ 1: Phật dạy, giữa người với người chính là một loại nhân duyên. Giữa tâm với tâm chính là một loại giao lưu chia sẻ. Giữa tình yêu thương và tình yêu thương chính là một loại cảm tình. Giữa tình cảm với tình cảm chính là một loại thật lòng, thật dạ. Giữa sai lầm, tội lỗi với sai lầm, cần một loại tha thứ.
Câu thứ 2: Giữa người với người, phải trao cho nhau tình yêu thương đồng loại, phải vui với việc giúp đỡ người khác. Bởi vì, khi bạn tặng hoa hồng cho người khác, trên tay bạn sẽ còn lưu lại hương thơm. Yêu thương người khác kỳ thực chính là yêu thương mình. Hãy đem tình yêu thương của mình để sưởi ấm trái tim của người khác, lúc ấy bạn chính là những tia nắng ấm áp của mặt trời.
Câu thứ 3: Thế gian quá rộng lớn mà lòng người lại quá phức tạp, sao có thể không găp phải tiểu nhân? Cõi hồng trần rất thâm sâu mà người trần lại ưa thích những điều hào nhoáng, phù hoa, sao có thể không gặp chuyện phiền lòng?
Nghĩ phải đơn giản một chút bởi vì sống trên đời phải thích ứng với mọi hoàn cảnh. Coi nhẹ một chút bởi vì trên đỉnh đầu còn có một bầu trời xanh!
Câu thứ 4: Phải biết trân quý người bên cạnh mình bởi vì mỗi một thời, một khắc ở nhân gian càng ngày càng ít đi, cuối cùng còn phải chia lìa. Không cần tranh giành, không cần đấu khí, tranh hơn thua, vui vẻ trò chuyện để hiểu nhau mới là quan trọng.
Phải biết trân quý người đối xử tốt với mình, bởi vì một khi đã đánh mất đi rồi thì tìm đâu cũng không được lại nữa.
Câu thứ 5: Cuộc sống đơn giản mới là cuộc sống hạnh phúc. Đời người gặp được sự tình gì cũng không nên nghĩ phức tạp. Tâm linh một khi nặng thì sống cũng mệt mỏi.
Nên bỏ đi những ký ức không tốt đẹp trong trí nhớ, sống một cuộc sống vui tươi, an hòa cùng mọi người.
Câu thứ 6: Sống trên đời cũng đừng quá so đo tính toán. Cổ ngữ nói: “Trăm sự do tâm khởi, nụ cười giải ngàn sầu”. Tâm tính tốt là người bạn tốt nhất trong cuộc đời, nó khiến người ta sống sung sướng, thoải mái và bình an, khỏe mạnh.
Câu thứ 7: Người đến khi có tuổi nhất định phải để tâm được thanh thản. Ít một chút giận dữ, nhiều một chút rảnh rang, “thân vội nhưng tâm nhàn” là những điều không dễ dàng đạt được. Nhưng “thân vội mà tâm cũng vội” thì tất sẽ sinh ra loạn.
Câu thứ 8: Chẳng phải người ta vẫn nói “biết đủ thường vui” sao? Sở dĩ người ta vui là bởi vì cái tâm không bị vướng bận, tuy rằng của cải vật chất không quá nhiều. Tâm lượng sung túc, rộng lớn chính là tài phú thực sự của đời người.
Câu thứ 9: Con người còn sống ngày nào thì ngày ấy chính là phúc khí. Đời người ngắn ngủi, không cần phải nuối tiếc những việc đã qua.
Mặt trời lặn, mặt trời lại mọc, buồn thì một ngày cũng trôi qua, vui thì một ngày cũng trôi qua cho nên đừng để tâm vào những chuyện quá vụn vặt, nhỏ nhoi. Hãy để tâm được thoải mái thì thân thể mới thoải mái.
Câu thứ 10: Con người sống trên đời, kỳ thực cũng không cần nhiều thứ lắm, chỉ cần sống khỏe mạnh, chân thành yêu thương mọi người thì đó vẫn được coi là một cuộc sống giàu có, sung túc.
Cuộc đời này, còn sống chính là thắng lợi, kiếm tiền chính là trò chơi, khỏe mạnh mới là điều cần thiết, vui vẻ hạnh phúc là điều mọi người mong ước nhưng được trở về nơi tốt đẹp mới là mục đích.
Phật dạy: Còn sống là thắng lợi, có sức khỏe mới an vui
Tôn giáo, cho dù thường nói về một thế giới tốt lành nào đó ở kiếp sống sau, vẫn luôn nhấn mạnh và đề cao vấn đề sức khỏe ở trong đời hiện tại, xem sức khỏe là một trong các điều kiện cần thiết và tiên quyết cho một đời sống có ý nghĩa ở nơi cõi đời trần tục tạm bợ này. Và bằng cách này hay cách khác, tôn giáo cũng cung cấp cho tín đồ của mình những cách thức và phương pháp để nâng cao sức khỏe, cũng như giúp họ có thể giải quyết tật bệnh và khổ đau ở trong đời sống.
Khổ đau và phương pháp đoạn trừ khổ đau là điều được nhắc đến thường xuyên trong kinh sách Phật giáo. Phật giáo khởi đầu nơi việc tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề khổ đau (dukkha) - nỗi khổ kiếp người đến từ sanh-già-bệnh-chết. Thái tử Siddhartha, người về sau là Đức Phật Gotama, đã thực hiện việc kiếm tìm này trong một hành trình tâm linh; và kết quả của cuộc hành trình này là Ngài đã đạt được giác ngộ giải thoát.
Quan tâm của Đức Phật về những khổ đau liên quan đến đời sống con người đã trở thành một điểm trọng tâm trong giáo pháp của Ngài. Nó đã trở thành một “Thánh đế” trong giáo lý Tứ diệu đế, mà điều đó cho thấy rằng đời sống con người được nối kết không thể tránh được với những trạng huống gây nên đau khổ.
Và trong nhiều những nguyên nhân gây nên khổ đau, bệnh là một vấn đề mà có lẽ mọi người đều cảm nhận được khi sống ở cõi đời này. Và nếu như bệnh là một nguyên nhân gây nên khổ đau, thì không bệnh hay có được sức khỏe tốt là một điều hạnh phúc.
Có được sức khỏe là mong muốn chung của con người. Bất kể là người giàu có quyền uy hay người nghèo khó thấp kém, ai ai cũng mong ước có được sức khỏe tốt. Nhưng thông thường khi nói đến vấn đề sức khỏe, ta vẫn hay liên hệ đến sự có bệnh hay vắng mặt bệnh nơi thân thể vật lý chứ ít nghĩ đến sự có mặt hay vắng mặt bệnh ở nơi tâm. Nhưng rõ ràng rằng sức khỏe không chỉ hạn định ở nơi thân thể vật lý mà nó cũng bao gồm lĩnh vực tâm lý.
Nói cách khác, không chỉ thân thể vật lý chịu bệnh tật mà tâm cũng mang bệnh; và bệnh tật hay sự không mạnh khỏe của tâm cũng gây nên những khổ đau và nguy hiểm không kém bệnh tật thuộc thân thể vật lý. Và như vậy, người có sức khỏe không chỉ là người không có sự ốm đau ở nơi thân xác, mà cũng không có sự “ốm đau” ở nơi tâm thần.
Theo Min (TH)/Khoevadep