1. NHẪN (Nhẫn nại, nhẫn nhịn)
Đời người ai cũng sẽ gặp phải những sự tình không thuận lợi, không hài lòng, khi ấy con người nhất định cần phải “Nhẫn”. Bởi vì từ xưa đến nay, người làm được việc lớn tất phải là người có đại khí, người có đại khí tất có đại nhẫn. Nhẫn không phải là trốn tránh, chạy trốn mà là một loại tích lũy của năng lượng. Người có Nhẫn sẽ thường không phạm sai lầm do nhất thời gây ra.
2. THIỆN (Lương thiện)
Thông minh là một loại thiên phú, còn lương thiện là một loại lựa chọn. Lương thiện là loại đạo đức tốt đẹp nhất của con người thế gian. Lương thiện có lẽ không thể khiến con người đạt được tất cả mọi thứ bản thân mong muốn nhưng sẽ giúp bạn luôn có nội tâm an định.
|
Ảnh minh họa. |
3. HỶ (Vui, mừng)
Tâm thái vui vẻ, sảng khoái, hoạt bát là bí quyết trường thọ của con người. Phương pháp tốt nhất để bảo trì sự thanh xuân trẻ trung của con người chính là luôn giữ cho mình một nội tâm vui vẻ, thoái mái. Con người không phải là vì già mà dừng lại sự vui đùa, mà là vì sự vui đùa mà không già! Mỉm cười là cách tốt nhất tạo nên vẻ đẹp của con người, là cách đơn giản và nhanh nhất để kết nối mọi người lại với nhau.
4. TỪ (Từ bi, hiền hậu)
Vì sao sau tuổi trung niên có người có khuôn mặt hiền lành phúc hậu có người lại có khuôn mặt hung dữ, tràn đầy oán khí? Đó là bởi vì họ luôn từ bi, bảo trì một trái tim hòa ái đối với tất cả mọi người trên thế gian. Bởi vì “tướng do tâm sinh”, “tướng tùy tâm mà thay đổi”, cho nên khi tâm đẹp thì tướng mạo cũng sẽ đẹp!
5. ÁI (Yêu thương)
Người mà trong lòng tràn đầy tình yêu thương thì “nhất cử nhất động” của người ấy cũng tràn ngập tình yêu thương. Một người mà trong lòng luôn so đo tính toán thì cho dù ở thời điểm nào cũng thường bị “khó dễ” đi cùng!
6. THÀNH (Chân thành, thành thật)
Chân thành là nguyên tắc quan trọng nhất trong kết giao. Chúng ta ai ai cũng mong muốn được người khác đối xử chân thành với mình, vì vậy hãy đối xử chân thành với người khác trước, bạn sẽ nhận được điều tương tự. Một người thành thật trong sáng thì khí chất cũng là đoan trang đẹp đẽ, ánh mắt của họ đều tỏa ra ánh sáng!
7. CẦN (Cần mẫn, chăm chỉ)
Người xưa có câu: “Ông trời sẽ đền bù cho người cần cù!” là có ý nói rằng, một người siêng năng, cần cù sẽ được ông trời giúp, bù đắp cho! Có người sau khi kiếm được tiền thì gần như tiêu cũng hết nhưng có người vẫn duy trì được khả năng tài chính của mình. Đó là vì, cần có thể phát tài, kiệm có thể lưu tài!
8. KHOAN (Khoan dung, độ lượng)
Một người hiểu được khoan dung, thì lòng dạ cũng nhất định rộng lớn. Những người này luôn không so đo tính toán chi li, cũng sẽ không vì chiếm được chút lợi nhỏ mà vui mừng khôn xiết. Người luôn tính toán chi li thì nhất định sẽ sống rất mệt. Đôi khi lùi một bước lại chính là tiến lên một bước! Lùi một bước, biển rộng trời cao! Nhường nhịn một bước sẽ có nhiều bạn bè hơn!
Đặc trưng của 1 người có tu dưỡng
1. Biết cho đi
Người xưa có câu: “Hành thiện tối nhạc” (ý nói làm việc thiện là vui sướng nhất). Lòng người quả thật vô cùng kỳ lạ, khi chúng ta làm bất kể việc gì không tốt thì trong lòng sẽ thấy bất an, không vui vẻ nổi, nội tâm cũng không thoải mái. Còn nếu như một người làm việc thiện tuyệt đối không vì điều kiện gì thì trong lòng người ấy chắc chắn sẽ vô cùng hạnh phúc.
2. Thấu hiểu người khác
Trong cuộc sống, khi người thân, bạn bè giúp đỡ chúng ta là họ làm việc thiện, là đạo nghĩa. Nhưng khi người thân, bạn bè không thể giúp đỡ chúng ta thì chúng ta cũng không nên trách mắng, không nên mang oán thù trong lòng. Bởi vì suy cho cùng, họ không nợ chúng ta, cũng không có trách nhiệm phải làm những điều chúng ta mong muốn.
3. Kiên cường và tiếp nhận
Sống trong cuộc đời, mọi sự giúp đỡ đều là yếu tố bên ngoài, kiên cường mạnh mẽ mới là yếu tố bên trong của mỗi người. Nó giúp người ta vượt qua sóng gió cuộc đời, ngay cả khi chỉ có một mình, không có người giúp đỡ. Cho nên, bản thân mỗi người cần phải học được tính độc lập, kiên cường, vui vẻ và hạnh phúc.
4. Biết phân biệt tốt xấu
Đời người, học được cách phân biệt phải trái, tốt xấu là điều vô cùng quan trọng. Ngay cả khi kết giao bạn bè, không nên nhìn vào địa vị cao thấp hay bần phú mà kết giao. Nhất định phải phân biệt được điều gì là thực sự tốt, điều gì là thực sự xấu để hành thì mới giữ được bản tính và đạo đức của bản thân.
5. Giữ tự trọng
Người xưa chia đức thành tám loại là hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ, gọi chung là “Bát đức”. “Bát đức” này cũng được gọi là “Bát đán”, có nghĩa là một người mà thiếu tám đức này thì đó không phải là người nữa. Người mà mất đi tiêu chuẩn căn bản để làm người thì không thể được tính là người.
Theo Min/Khỏe & Đẹp