1. Thích nịnh nọt người khác
Những kẻ tiểu nhân khi đứng trước mặt chúng ta, họ ra vẻ rất nhiệt tình, từng lời nói "ngọt như mía lùi" khiến cho ai nấy cũng dễ rơi vào trạng thái mất cảnh giác. Có những lời không nên nói, có những sự việc không nên làm nhưng bạn đã làm, đã nói trước mặt họ, vì bạn coi họ là người có thể tin cậy, nói sao biết vậy nhưng chỉ cần quay ngoắt một cái, sự việc đã đến tai người khác, đẩy bạn vào trạng thái bất lợi.
|
Ảnh minh họa. |
2. Qua cầu rút ván
Kẻ tiểu nhân không bao giờ có bạn bè chân chính. Họ kết bạn chỉ là tạm thời, là giả tạo. Đối với họ, lợi ích bản thân cao hơn tất cả. Chỉ cần nhu cầu, lợi ích bị đụng chạm, họ coi bạn là thù ngay lập tức. Thậm chí họ dám hi sinh cả ân nhân và người thân của mình, lấy đó để đổi lấy cái gọi là “hạnh phúc” cho mình. Trong đầu họ, chỉ có người nào có lợi cho mình, người đó mới được coi là bạn.
3. Gió chiều nào xoay chiều đó
Biểu hiện rõ nhất là ở cách người tiểu nhân chọn bạn bè, nếu ta không có giá trị lợi dụng họ sẽ không bao giờ kết giao. Trái lại, nếu thấy có thể lợi dụng đối phương hoặc tìm kiếm được lợi ích nơi đối phương thì họ sẽ tìm mọi cách để kết thân, gần gũi và xu nịnh để được lòng.
Ví như, tại chốn công sở người tiểu nhân rất thích kết bè kết phái, nếu bè phái nào đang ở thế thượng phong họ sẽ bợ đỡ và kết thân.
4. Thích thể hiện
Trước mặt lãnh đạo, những kẻ tiểu nhân luôn tỏ ra hăng hái, nhiệt tình nhưng khi cấp trên vừa đi khỏi, đâu lại vào đó! Trong công việc, họ nói và làm bất nhất.
Kiểu người này vô cùng giỏi trong việc kể công. Nếu công việc của người khác có một chút sơ suất, họ sẽ lập tức gọi điện thoại cho cấp trên và coi đó là "thành tích" của bản thân.
5. Sở trường đổ vấy trách nhiệm cho người khác
Nếu trong công việc mắc sai lầm hoặc hành động, ngôn từ của bản thân không đúng, kẻ tiểu nhân sẽ một mực không thừa nhận mà tìm một người thế thân gánh nạn.
Kiểu người này rất "mồm mép", có thể đổi trắng thay đen, có thể khiến mọi người nhầm lẫn mà lan truyền đi những thông tin sai sự thật.
Thậm chí có những lúc "chân tướng" vì thế mà bị giấu nhẹm đi và cho dù được phát hiện khi việc đã rồi, mức độ ảnh hưởng của nó cũng đã không còn nữa.
6. Chuyên đi khiêu khích li gián
Kẻ tiểu nhân từ xưa đến nay, khi làm việc phần lớn thích vụng trộm, úp úp, mở mở. Bọn chúng hiểu rõ rằng: “Đục nước béo cò “, vì vậy luôn dùng những thủ đoạn đê tiện để li gián người khác, khơi ra mâu thuẫn giữa mọi người. Chờ đến khi những người li gián đấu tranh với nhau, chúng sẽ trục lợi. Thủ đoạn này hễ thực hiện được thì cái hại vô cùng lớn không thể lường hết.
Vì vậy, khi bạn quan hệ với mọi người, nhất định phải thấy rõ, hiểu rõ, không thể chỉ nghe một phía, tin một phía để tránh mắc câu bọn tiểu nhân, gây phiền toái cho công việc và cuộc sống.
7. Đạo đức giả
Đây là một trò rất dễ mê hoặc người khác, khiến người ta mắc lừa. Đó là thủ đoạn lúc đầu là lùi sau đó là tiến lùi vừa có thể tự vệ lại vừa có thể khiến người khác lơ là cảnh giác, hễ thời cơ chín muồi, kẻ tiều nhân sẽ bất chấp tất cả tiến hành phản kích, cho đến khi đạt được mục đích.
Biểu hiện chủ yếu của thủ đoạn này là: cố ý tỏ ra vẻ nhân từ, rộng lượng, thật thà, thành tâm, công bằng trước mặt người khác. Có khi để đạt được mục đích nào đó, không ngại chịu đau khổ tạm thời, tỏ ra tốt với người khác, để được hài lòng người. Hễ điều kiện đến là trở mặt tấn công.
8. Sẵn sàng giẫm lên vai người khác để leo lên trên
Bạn khổ nhọc làm động, làm việc, trong khi đó những kẻ tiểu nhân chỉ đứng một chỗ, đợi sẵn để hái quả ngọt. Bạn trồng cây, kẻ tiểu nhân ngồi dưới hóng mát, lợi dụng con đường sẵn có mà bạn khổ sở vạch ra, đến lúc thành công, họ vội đứng lên nhận công và sẵn sàng gạt phắt bạn ra ngoài. Nếu thất bại, trách nhiệm tất nhiên sẽ thuộc về bạn.
Ví dụ
Nếu hai người cùng góp vốn làm ăn, cùng chịu trách nhiệm một dự án, hay đơn giản hơn là cùng làm một bài tập nhóm. Trong khi ta cật lực làm việc, chăm chỉ siêng năng thì đối phương lười nhác hưởng thụ nhưng đến khi có thành quả họ lại đứng lên nhận hết công lao về mình thì đấy đích thị là kẻ tiểu nhân.
Nếu người bạn chơi thân hay quen biết có chỉ 2 trong 8 đặc điểm của kẻ tiểu nhân trên thì hãy tránh họ càng xa càng tốt. Đừng để mình bị lợi dụng, hãm hại và vùi dập mới nhận ra chân tướng thì đã quá muộn.
9. Thích bịa đặt dựng chuyện
Những kẻ tiểu nhân làm như vậy vì nhiều mục đích khác nhau chứ không đơn thuần chỉ là để mua vui. Có những kẻ bịa đặt, dựng chuyện để mưu lợi cá nhân, gây bất lợi cho người khác, bôi nhọ đối thủ, nâng cao bản thân.
10. Thường bồi thêm nhát dao chí mạng cho người đang gặp hoạn nạn
Trong cơ quan, đơn vị có đồng nghiệp mắc sai lầm hoặc thất bại trước một nhiệm vụ nào đó, bị cấp trên phê bình, những kẻ tiểu nhân sẽ sẵn sàng bồi thêm một hai nhát dao chí mạng khiến "nạn nhân" càng lúc càng rơi vào "vòng nguy hiểm".
Theo Bảo Trâm/Khỏe & Đẹp