Có người đề nghị bầu Đức kéo Công Phượng về vì mục đích “bán” cầu thủ cho CLB Nhật là để đi đá bóng chứ không phải để... phát tờ rơi.
Thực tế thì Công Phượng đi phát tờ rơi cho CLB mình là nghĩa vụ mà các thành viên trong đội cũng thế. Thậm chí là ông Chủ tịch CLB Mito Hollyhock cũng làm việc này. Nó là hoạt động bóng đá cộng đồng mà ở đây các cầu thủ là cầu nối để tiếp thị hình ảnh đội bóng của mình với người hâm mộ và ở Nhật không thiếu hình ảnh đấy.
Nhân chuyện Công Phượng đi phát tờ rơi ở Nhật phải nhắc đến chuyện con gái của tỉ phú Thaksin - cựu Thủ tướng Thái Lan, khi học trung học cũng phải đi chạy bàn trong nhà hàng thức ăn nhanh McDonald tại Bangkok.
|
Công Phượng đi phát tờ rơi cho người hâm mộ như bao thành viên của đội bóng, kể cả các cầu thủ ngôi sao. Ảnh: GETTY IMAGES |
Cần biết là cầu thủ nhà nghề Nhật phải làm công tác xã hội rất nhiều và dày đặc nhằm gắn bó mối quan hệ giữa đội bóng với người dân địa phương. Đó là tính chuyên nghiệp và nằm trong chương trình, kế hoạch của đội bóng hẳn hoi. Bóng đá ở Nhật cũng được xem là đại sứ gắn kết cộng đồng dân cư với cầu thủ, với CLB. Đó cũng là lý do vì sao các quan chức của ta đi xem J-League của người Nhật cứ thắc mắc vì sao hết trận mà người hâm mộ vẫn nán lại vỗ tay chờ cầu thủ đội mình đến để chào và động viên bất kể đội nhà thắng hay thua.
Câu chuyện Công Phượng đi phát tờ rơi, với cộng đồng người Nhật, với các Việt kiều Nhật hay du học sinh Việt Nam tại Nhật chẳng có ai sốc cả mà còn ủng hộ.
Mời quý độc giả xem video về màn trình diễn xuất sắc của Xuân Trường (nguồn Youtube):
Theo Pháp Luật TPHCM