Chủ tịch Rađa Tối cao Aleksandr Turchinov hôm 19/8/2014 sau cuộc gặp với tổng thống Litva Dalya Gribauskaite đã tuyên bố: Ukraine cần viện trợ quân sự của phương Tây.
Chủ tịch Rađa Tối cao nói: “Chúng tôi cho rằng đã đến lúc Ukraine cần không chỉ sự ủng hộ tinh thần, mà cả viện trợ quân sự”. Theo ông Turchinov, các sự kiện ở miền Đông Ukraine “là thách thức không chỉ đối với Ukraine”, và tất cả các nước văn minh phải đoàn kết lại để chặn các hành động quân sự.
Trước đó Tổng thư ký
NATO Anders Fog Rasmussen đã tuyên bố, là các nước thành viên NATO tại hội nghị thượng đỉnh ở Wales sẽ hứa giúp củng cố và hiện đại hóa các lực lượng vũ trang Ukraine và gia tăng chương trình tập trận chung với Ukraine, điều đó sẽ được ghi vào văn kiện cuối cùng của kỳ họp Hội đồng Ukraine – NATO.
|
Chủ tịch Rađa Tối cao Oleksandr Turchynov (phải) và Bộ trưởng quốc phòng Igor Tenyukh quan sát buổi tập trận của quân đội Ukraine gần Chernigiv (phía bắc Ukraine). |
Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang
Nga Sergei Lavrov từng tuyên bố, rằng việc phía NATO hoặc Liên minh châu Âu EC cung cấp viện trợ quân sự cho Kiev là trái với mọi thỏa thuận đã đạt được về sự cần thiết phải ngừng bắn và bắt đầu đối thoại. Các thỏa thuận Geneve ngày 17/4 dự kiến bắt đầu cải cách hiến pháp, bao gồm đối thoại toàn quốc rộng rãi với sự tham gia của tất cả các khu vực và tất cả các lực lượng chính trị của Ukraine. Theo lời ông Lavrov, Moscow cho rằng phương Tây nhận thức được trách nhiệm của mình trước những gì đang xảy ra ở Ukraine và sẽ gây ảnh hưởng “tới những người không muốn chặn cuộc chiến tranh lại”.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Pavel Klimkin cũng đã đề nghị Liên minh châu Âu EC và NATO giúp đỡ Ucraina, kể cả viện trợ quân sự khi trả lời phỏng vấn của đài phát thanh Đức Deutschlandfunk.
Trả lời câu hỏi, liệu ông có kêu gọi EC và NATO viện trợ cho Ukraine, ông Klimkin nói: “Có, tất nhiên. Chúng tôi cần viện trợ quân sự. Bởi vì nếu có viện trợ như vậy, thì các phân đội của chúng tôi sẽ dễ hành động hơn trên chiến trường”.
Theo ông Klimkin, vấn đề là ở dân quân, những người không tiếp cận với quân đội Ucraina và không muốn đàm phán.
Ông bộ trưởng nói: “Có nhóm tiếp xúc lãnh thổ của Ukraine, Nga và OSCE – Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu), thậm chí trong phạm vi nóm này cũng rất khó tiếp cận được với đại diện của Donetsk và Lugansk”. Ồng Klimkin hi vọng, là hội nghị thượng đỉnh NATO, dự kiến sẽ họp đầu tháng Chín sẽ có quyết định về ủng hộ chính trị cho Ucriana, đất nước đang cần “sự giúp đỡ lớn hơn cho cải cách và các lực lượng vũ trang”.
Theo ông bộ trưởng Ngoại giao Ukraine,
Đức nói chung và bà thủ tướng Angela Merkel nói riêng có thể làm nhiều hơn để giải quyết xung đột. “Bà thủ tướng làm nhiều đến mức khó tưởng tượng. Bà là một trong những nhân vật dẫn dắt quan trọng nhất của quá trình này. Bà đã làm rất nhiều để Liên minh châu Âu có cùng một tiếng nói. Vì vậy chúng tôi vô cùng biết ơn. Nhưng, tất nhiên, phải làm nhiều hơn để hòa bình đến với Donetsk và Lugansk”– ông bộ trưởng nói.
Nguyễn Vũ