“Ông ấy có vẻ hơi mất phương hướng, ông ấy đã phần nào mạnh mẽ hơn khi cuộc tranh luận tiếp diễn, nhưng tới lúc đó, sự hoảng loạn đã bắt đầu” – David Axelrod, một thành viên lâu năm của đảng Dân chủ và là bình luận viên cao cấp về chính trị của CNN cho biết.
Axelrod cũng tiết lộ về cuộc các nói chuyện diễn ra giữa nhiều đảng viên Dân chủ vào tối thứ Năm: "Sẽ có những cuộc thảo luận về việc liệu ông ấy có nên tiếp tục hay không."
Sau một đêm khởi đầu đầy khó khăn, các thành viên chiến dịch tranh cử của Tổng thống Biden và đảng Dân chủ đã chỉ ra lời chỉ trích của ông Biden đối với cựu Tổng thống Donald Trump khi ông nhắc về cuộc bạo động và tấn công vào Điện Capitol ngày 6/1/2021 là thời điểm mà ông đạt được bước tiến của mình.
Họ cũng ghi nhận những bình luận về biến đổi khí hậu của ông Biden.
Phó Tổng thống Kamala Harris thừa nhận rằng tổng thống đã có một “khởi đầu chậm chạp”.
“Mọi người có thể tranh luận về các điểm phong cách, nhưng cuối cùng cuộc bầu cử này và ai là tổng thống Hoa Kỳ phải là về bản chất. Và sự tương phản là rõ ràng,” bà Harris nói.
Nhà tài trợ căng thẳng
Chưa đầy 48 giờ sau màn tranh luận đáng báo động của Tổng thống Joe Biden, các nhà trợ cho đảng Dân chủ đang rơi vào khủng hoảng. Những tỷ phú lo lắng về việc họ có thể làm gì để tiếp thêm sinh lực hoặc thay thế ông Biden.
Những tỷ phú ủng hộ Biden và những nhà chính trị phiến đàm của họ đã chia thành ba đường lối. Một phe đang lập luận rằng một chiến dịch gây áp lực thúc giục tổng thống, người luôn kiên quyết sẽ không bước sang một bên, sẽ là một hành động tự chuốc lấy thất bại.
Một người khác đang kêu gọi một cách tiếp cận trung dung, nói rằng các nhà lãnh đạo đảng chỉ nên xem xét các bước quyết liệt sau khi hậu quả từ cuộc tranh luận tối thứ Năm được xem xét kỹ lưỡng hơn.
Nhà gây quỹ và chiến lược gia của đảng Dân chủ Dmitri Mehlhorn, nói với CNN rằng mặc dù 10 hoặc 15 phút đầu tiên của cuộc tranh luận "rất đáng buồn", nhưng màn trình diễn của ông Biden sau đó ở Atlanta và tại một cuộc mít tinh sôi động vào thứ sáu ở Bắc Carolina đã bắt đầu giúp ông bình tĩnh lại.
Nhóm thứ ba gồm các nhà tài trợ và cố vấn, ít liên hệ trực tiếp hơn với ông Biden, đang chủ động kêu gọi đảng Dân chủ ngừng lãng phí thời gian và ngay lập tức bắt đầu quá trình tìm kiếm một ứng cử viên mới khi chỉ còn hơn bốn tháng nữa là diễn ra cuộc tổng tuyển cử với cựu Tổng thống Donald Trump.
Những ứng cử viên được yêu thích sẽ thay thế Biden, nếu ông rời khỏi cuộc đua, đã cẩn thận cam kết ủng hộ tổng thống như Thống đốc California Gavin Newsom.
Sức ép từ truyền thông
Truyền thông Mỹ cũng liên tục gây sức ép với Tổng thống Biden khi trên các mặt báo lớn như New York Times, CNN, The Hill… đều có các bài nói về việc ông Biden nên rút lui khỏi cuộc đua vào nhà Trắng.
Tờ New York Times thậm chí thẳng thừng kêu gọi Tổng thống Joe Biden rời khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng sau màn trình diễn của ông tại cuộc tranh luận tổng thống của CNN.
Một số kênh truyền thông Mỹ thậm chí mô tả phần thể hiện của ông Biden trong cuộc đối đầu đầu tiên với đối thủ Trump trong cuộc bầu cử năm nay là "thảm họa". Ứng cử viên 81 tuổi của đảng Dân chủ tỏ ra yếu đuối và bối rối, cố gắng nói hết câu và nhầm lẫn giữa các từ.
Chủ tịch Hạ viện đòi phế truất
Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đã kêu gọi nội các Mỹ xem xét kích hoạt Tu chính án thứ 25 nhằm phế truất Tổng thống Joe Biden.
"Có rất nhiều người đang hỏi về Tu chính án thứ 25, thậm chí kêu gọi kích hoạt Tu chính án 25 ngay lập tức, bởi chúng ta đang ở trong tình trạng báo động. Giống như chúng ta, các đối thủ của Mỹ đều đã nhìn thấy điểm yếu ở Nhà Trắng. Tôi không vui vì điều này, đây là một tình huống rất nguy hiểm", ông Johnson cho biết.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ kêu gọi các thành viên trong nội các của Tổng thống đương nhiệm "tự xem xét lại tình hình", bởi có nhiều thông tin cho rằng đảng Dân chủ đang "hoảng loạn" sau phiên tranh luận của ông Biden.
"Nếu tôi là đảng viên Dân chủ, tôi cũng sẽ hoảng loạn. Nhưng đây không phải là vấn đề chính trị của riêng một đảng, mà là của cả nước Mỹ. Chúng ta đang có một Tổng thống không thể làm tròn nhiệm vụ", ông Johnson nói thêm.
Tu chính án thứ 25 của Hiến pháp Mỹ quy định, khi Phó Tổng thống và đa số nội các cho rằng Tổng thống "không thể thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ", họ có thể đệ trình vấn đề này trước Quốc hội Mỹ để bỏ phiếu nhằm đưa Phó Tổng thống lên nắm quyền. Tuy vậy, chưa có một Phó Tổng thống và nội các nào trong lịch sử Mỹ từng tuyên bố Tổng thống không đủ khả năng điều hành đất nước.
Trong lịch sử chính trị Mỹ, chưa có ứng viên Tổng thống nào phải rút khỏi cuộc đua. Tuy nhiên, ứng cử viên đảng Dân chủ tranh cử phó tổng thống năm 1972, Thượng nghị sĩ Thomas Eagleton, đã buộc phải từ chức sau đại hội sau khi người ta phát hiện ra rằng ông đã được điều trị bệnh tâm thần.
Theo Thái An/VOV