Cùng ngày, theo một lệnh đóng dấu “Mật” được tiết lộ từ văn phòng tỉnh trưởng tỉnh Phichit ở miền Trung Thái Lan, cảnh sát chống bạo động đã được lệnh tập hợp từ hôm 9/2 để bảo vệ các mục tiêu quan trọng vì “một số vấn đề khẩn cấp của chính phủ.”
Chưa rõ nội dung triển khai cụ thể của lệnh này cũng như việc ở các tỉnh khác có lệnh tương tự hay không.
|
Tuần hành ở thủ đô Bangkok phản đối hoãn tổng tuyển cử vào chiều 6/1. |
Tin đồn đảo chính xuất phát từ một đoạn video được đưa lên mạng xã hội sáng 10/2, trong đó ghi lại cảnh một đoàn xe thiết giáp xuất hiện trên đoạn đường liên tỉnh và hướng về tỉnh Lopburi, phía Bắc thủ đô Bangkok.
Quân đội Thái Lan xác nhận rằng đoàn xe thiết giáp này di chuyển để tham gia cuộc tập trận Hổ Mang Vàng vào giữa tháng 2/2019.
Phản ứng về thông tin nói trên, ứng cử viên của đảng Tương lai mới, thủ lĩnh sinh viên Rangsiman Rome, khẳng định chỉ có tiến trình bầu cử mới có thể giải quyết các bế tắc chính trị ở Thái Lan.
Lần gần nhất quân đội Thái Lan tiến hành đảo chính là vào tháng 5/2014 và sau đó thủ lĩnh cuộc đảo chính, Đại tướng Prayut Chan-ocha đã trở thành người đứng đầu chính quyền quân sự trong gần 5 năm qua.
Hiện, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha đang phải đối mặt với làn sóng phản đối và kêu gọi từ chức, trong khi ông được đảng Palang Pracharath (Quyền lực Nhà nước nhân dân) chọn là người đứng đầu danh sách ứng cử viên tranh cử.
Đây là đảng mới thành lập với chủ trương ủng hộ quân đội cũng như chính quyền quân sự.
Lời kêu gọi từ chức xuất phát từ lo ngại Thủ tướng Prayuth sẽ sử dụng quyền hành để tạo lợi thế cho đảng thân hữu trong cuộc bầu cử.
Theo Vietnam Plus