Tên sát nhân kỳ dị yêu thích các đám cháy: Vụ hỏa hoạn trong đêm
Năm 1979, một vụ hỏa hoạn có chủ đích đã xảy ra tại thành phố Hull (Anh), giết chết 3 nạn nhân trong cùng một gia đình. Cảnh sát sau đó đã gặp khá nhiều khó khăn trong việc phá án, bởi gia đình các nạn nhân không được người dân địa phương yêu quý, thậm chí còn bị thù ghét. Với những nỗ lực phá án, cuối cùng họ cũng tìm ra hung thủ nhưng có nằm mơ cũng không ai nghĩ rằng đó lại là một kẻ giết người hàng loạt có sở thích tạo ra các ngọn lửa.
Khu phố của sự thù ghét
Những thành viên gia đình Hasties đều có trong danh sách những đối tượng cần quản lý đặc biệt tại địa phương. Tommy Hastie, chồng Edith và cậu con trai lớn chuyên trộm cắp trong khu vực.
Trước khi vụ việc xảy ra không lâu, hai bố con Charlie vừa phải ngồi tù khi bị bắt quả tang đột nhập vào một câu lạc bộ thể thao. Charlie được ra tù trước bố. Trong khi đó, những cậu con trai còn lại cũng không khá hơn khi chuyên gây rối với hàng xóm như ném đá vào nhà họ, phá hỏng hòm thư, chuông cửa, cướp tiền của những đứa trẻ khác…
Ngày nào trong khu vực cũng có rắc rối liên quan đến gia đình Hasties. “Đó là một gia đình tội phạm, họ đáng nhận kết cục như vậy.”, những người hàng xóm cho biết.
|
Charlie Hastie – một trong những nạn nhân của vụ hỏa hoạn. |
Cảnh sát cho biết chưa bao giờ họ gặp một gia đình nào bị ghét như gia đình Hasties. Tuy nhiên sự trừng phạt và thái độ của người dân trước bi kịch gia đình này là quá độc ác và chính sự im lặng của họ đang tiếp tay cho hành động giết người. Báo chí cũng lên tiếng chỉ trích những người dân trong khu vực. Họ gọi khu phố nơi gia đình Hasties sống là “khu phố của sự thù ghét”.
Như vậy, nếu chỉ dựa vào mối quan hệ của gia đình này với những người xung quanh thì họ có rất nhiều kẻ thù.
Những lá thư đe dọa
Một số tin đồn ác ý cho rằng 3 cô con gái vắng nhà hôm đó phải chịu trách nhiệm cho vụ hỏa hoạn này. Có thể chúng đã đốt nhà sau một cuộc tranh luận gay gắt với nhưng cậu con trai. Nhưng khả năng này hoàn toàn không có căn cứ.
Edith Hastie thì tin rằng hung thủ chính là một trong những người hàng xóm của mình, những người luôn khó chịu với những thành viên trong gia đình cô. Từ đó, Edith nhớ tới những bức thư gia đình cô thường xuyên nhận được sau những rắc rối các thành viên gây ra. Có thể hung thủ là một trong số những người đã gửi thư đe dọa.
Trong ngôi nhà mà đồ đạc gần như bị thiêu trụi, những bức thư may mắn còn nguyên trong chiếc hộp sắt phía sau cửa ra vào. Những bức thư gia đình Hasties nhận được sau những rắc rối gây ra đều được Edith cất trong một chiếc hộp sắt, đặt phía sau cửa ra vào. Chiếc hộp vẫn còn nguyên vẹn sau vụ hỏa hoạn. Cảnh sát hi vọng có thể tìm được manh mối nào đó thông qua những bức thư.
Một lời đe dọa viết trên miếng bìa của một hộp bánh gây sự chú ý của các nhân viên điều tra. Miếng bìa được viết kín bởi những lời đe dọa. “Một gia đình rác rưởi. Ta ghét gia đình các người. Các người lẽ ra phải ở nơi của quỷ. Ta sẽ phá tan tất cả. Hãy thay đổi hay là rời khỏi đây khi ta còn cho các người cơ hội."
Gia đình Hasties nhận lời đe dọa này một vài ngày trước hôm xảy ra vụ hỏa hoạn. Nghi ngờ tác giả của bức thư đe dọa này cũng là nghi phạm, các nhà điều tra đã đối chiếu nét chữ trên tấm bìa với nét chữ của hàng trăm đối tượng trong khu vực với hi vọng tìm ra nghi phạm. Kết quả, đó là chữ viết của một bà cụ gần nhà Hasties. Bà cụ này sống một mình và nhiều lần bị những cậu con trai nhà Hasties làm phiền. Tuy nhiên, khi điều tra rõ đối tượng, cảnh sát khẳng định đây không phải là hung thủ.
Quá trình điều tra không nhận được sự hợp tác của người dân trong khu vực đang rơi vào bế tắc thì bất ngờ cảnh sát nhận được một cuộc điện thoại nặc danh cung cấp những thông tin mà cảnh sát cho rằng rất có giá trị.
Theo Đàm Anh/Dân Việt