Anh em nhà họ Ma, Jixiang và Jianjun cùng nhau sống tại tại làng Tân Long, một vùng nông thôn hẻo lánh sống bằng nghề trồng lúa tại vùng núi phía Đông Nam tỉnh Hồ Nam. Ông Jianjun sống với gia đình riêng của mình. Trong khi ông Jixiang sống riêng, thui thủi một mình không vợ con.
Ông Jixiang cũng không có bạn bè. Là một người có vấn đề về tâm thần, lại chưa từng trải qua thăm khám hay chữa trị, tính khí ông rất thất thường.
|
Ông Jixiang trong căn phòng của mình tại trại dưỡng lão (Ảnh: Jonathan Kaiman/Los Angeles Times) |
Tuy nhiên, bà Chen Xiaofen (70 tuổi), chị dâu của Jixiang cho biết ông này không phải lúc nào cũng “như trên mây” mà cũng có khi hoàn toàn bình thường. Những lúc ấy ông cũng ra đồng làm ruộng vào sáng sớm.
Theo bà Chen, ông Jixiang bắt đầu có những biểu hiện bất bình thường về tâm thần vào mùa Xuân năm 1982, sau nhiều năm trời cố gắng mà không kiếm được…một tấm vợ.
Nhiều lần bị từ chối liên tiếp trong các cuộc mai mối khiến Jixiang trở nên lầm lỳ, sống khép kín, và dần dần, tự đóng kín bản thân với xã hội bên ngoài. Điều đau buồn nhất, theo bà Chen, là việc ông Jixiang cũng gần như cắt đứt quan hệ với gia đình, từ chối đến ăn tối cùng mà chỉ thích tự nấu nướng lấy.
Ông bắt đầu la hét lung tung bằng những câu nói không mạch lạc. Những lúc “lên cơn”, ông bỏ làm đi lang thang khắp làng trong nhiều giờ liền. Và cũng trong một lần đi lang thang như vậy vào năm 2009, ông đã không trở về nhà.
Trở về nhà sau nhiều năm... mồ yên mả đẹp
Sau một ngày tìm kiếm mà không có manh mối, ông Jianjun nhờ đến cảnh sát tìm giúp em trai mình. Bà Chen cho biết cảnh sát không lấy gì làm mặn mà với việc đi tìm em chồng bà, vợ chồng bà dán tờ rơi tìm kiếm khắp nơi nhưng cũng vô ích.
Cho đến tháng 2/2012. Gia đình ông nhận được tin dữ về em trai mình. Người trưởng thôn gọi gia đình đến, cho biết về một vụ tai nạn giao thông chết người xảy ra trong đêm tại thành phố Hành Dương lân cận.
Kết quả xét nghiệm AND sau đó của phòng thí nghiệm tỉnh Hồ Nam cho thấy có một sự tương đồng lớn giữa AND của nạn nhân thiệt mạng và AND của gia đình họ Ma, và kết luận rằng “không thể loại trừ khả năng” nạn nhân là anh em với gia đình họ.
Tin rằng cái xác là của em mình, ông Jianjun thuê người xây một ngôi mộ lớn bằng xi măng, rồi đem thi thể cho là của ông đi hỏa tang rồi chôn cất trong ngôi mộ. Mọi chuyên kết thúc như vậy, nỗi buồn đau về cái chết của người em đáng thương gần phai nhòa theo năm tháng.
Thê rồi đến cuối năm 2015 vừa qua, Trung tâm Cứu trợ người vô gia cư thành phố Hành Dương, Hồ Nam, tiếp nhận một trường hợp với các đặc điệm nhận dạng giống ông Jixiang. Người này hầu như không nhớ gì về quá khứ nhưng nói rằng nhà mình ở làng Tân Long.
Hai ngày sau đó, người đàn ông vô gia cư, được xác nhận chính là Jixiang, bất ngờ trở về gia đình trong sự ngỡ ngàng của người thân.
Nghi ngờ bị bắt cóc làm thợ đóng gạch khổ sai
Về trường hợp mất tích kỳ lạ của em trai mình, vợ chồng ông Jianjun cho rằng có thể đây là một vụ bắt cóc. Việc ông Jixiang bất ngờ mất tích trong thời gian dài và những chấn thương trên cơ thể ông rất giống với những thông tin mà truyền thông đưa về các vụ bắt cóc, nhắm đến người bệnh tâm thần, về làm lao động khổ sai tại các nhà máy gạch bất hợp pháp.
Theo vị giám đốc một nhóm hoạt động vì người khuyết tật tại Bắc Kinh cho biết, các vụ bắt cóc như vậy là “cực kỳ phổ biến ở Trung Quốc”. Ông này xin được giữ kín danh tính bởi tổ chức của ông đang phải chịu nhiều sức ép từ Chính phủ Trung Quốc.
Vị này cho biết thêm rằng các đối tượng buôn người thường nhắm đến những người tâm thần tại Trung Quốc, đặc biệt là tại các miền quê.
Lý do họ được “ưa chuộm” là vì tuy tàn tật nhưng họ vẫn có thể làm được các công việc đơn giản, chỉ đòi hỏi cơ bắp như người thường. Hơn nữa do tâm thần bất ổn nên họ không bao giờ biết đến việc nổi loạn hay bỏ trốn.
“Những vụ việc đó chỉ là ‘phần nổi của tảng băng chìm’”, vị giám đốc trên cho biết thêm. “Bởi vì sau cùng thì tại Trung Quốc vẫn chưa có các hệ thống trợ giúp đủ tốt dành cho người khuyết tật tâm thần. Đó mới là vấn đề thực sự, bởi vì rất nhiều người trong số họ đủ sức khỏe để làm việc và sẵn lòng làm việc, tất nhiên không tính đến các công việc đòi hỏi trình độ nhận thức”.
Trở về sau thời gian dài “mất tích”, ông Jixiang hiện sống tại Trại dưỡng lão tại địa phương. Giám đốc trại dưỡng lão trên cho biết mỗi tháng Chính quyền Trung Quốc chi trả cho mỗi người già tại đây 50USD. Số tiền ít ỏi trên bao gồm đầy đủ chi phí ăn uống, sinh hoạt.
“Chính phủ Trung Quốc chăm lo rất tốt cho những người già ở đây”, vị giám đốc cho biết.
Mời quý độc giả xem video Những người may mắn nhất (nguồn Youtube):
Theo VnTinnhanh