Sau tai nạn trực thăng, Nepal cấm các chuyến bay “không cần thiết“

Google News

Cơ quan quản lý hàng không dân dụng Nepal đã cấm các loại trực thăng thực hiện những chuyến bay "không cần thiết", bao gồm cả chuyến bay ngắm cảnh cho đến tháng 9.

Ngày 12/7, Cơ quan quản lý hàng không dân dụng Nepal (CAAN) đã cấm các chuyến bay "không cần thiết" bằng máy bay trực thăng, bao gồm cả những chuyến bay ngắm cảnh trong 2 tháng.
Lệnh cấm bay trong vòng hai tháng nói trên được đưa ra sau vụ tai nạn máy bay trực thăng chết người ở khu vực núi Everest khiến 6 người thiệt mạng hôm 11/7.
Sau tai nan truc thang, Nepal cam cac chuyen bay “khong can thiet“
Nepal đã thành lập một ủy ban điều tra để tìm ra nguyên nhân gây ra vụ tai nạn trực thăng khiến 6 người thiệt mạng hôm 11/7. Ảnh: India today. 
Cơ quan Hàng không Dân dụng Nepal (CAAN) cho biết trong một bài đăng trên Twitter vào cuối ngày 12/7: "Các chuyến bay không cần thiết như những chuyến bay qua núi, rải hoa bằng trực thăng sẽ bị hạn chế cho đến tháng 9".
Nepal, đang ở giữa mùa gió mùa từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, đã thành lập một ủy ban điều tra để tìm ra nguyên nhân gây ra vụ tai nạn trực thăng hôm 11/7.
Quốc gia nằm trên dãy Himalaya này, nơi có 8 trong số 14 đỉnh núi cao nhất thế giới bao gồm cả đỉnh Everest, có lịch sử về các vụ tai nạn hàng không do nhiều hãng hàng không bay đến các sân bay nhỏ ở những ngọn đồi xa xôi và gần các đỉnh núi thường bị mây bao phủ.
Vụ tai nạn hàng không tồi tệ nhất ở Nepal trong 30 năm qua là vụ rơi máy bay hồi tháng 1 khiến 71 người thiệt mạng ở thành phố du lịch Pokhara.
Cụ thể, ngày 15/1/2023, chiếc máy bay chở khách ATR 72 của hãng hàng không Yeti Airlines, đang trên hành trình từ thủ đô Kathmandu đến Pokhara, bất ngờ gặp nạn. Tất cả người trên máy bay đều thiệt mạng, gồm 68 hành khách và 4 thành viên phi hành đoàn. Theo Mạng lưới Hàng không dân dụng, đây là vụ rơi máy bay thảm khốc nhất tại Nepal kể từ năm 1992.
Thảo Nguyên (Theo NDTV)