Tạp chí Quốc phòng Ukraine cho biết, câu hỏi là liệu ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ có thể giữ vững tốc độ sản xuất khí tài nhằm viện trợ sang Ukraine cho một cuộc chiến toàn lực hay không vẫn chưa có lời giải. Hiện, chỉ Mỹ mới có điều kiện đầu tư khoảng một tỷ USD vào việc sản xuất vũ khí mỗi tháng, con số này lớn hơn quỹ ngân sách hàng năm mà Bộ Quốc phòng Ukraine đang chi trả cho toàn bộ số vũ khí và thiết bị quân sự trong năm tài chính năm 2021.
Tuy nhiên, ngân sách không phải vấn đề chính, mà khó khăn nằm ở khả năng sản xuất vũ khí của các đơn bị quân sự.
Một trong những ví dụ tiêu biểu nhất là tên lửa chống tăng Javelin mà Mỹ đang viện trợ tới Ukraine. Sau chuyến thăm và làm việc tại Lockheed Martin - đơn vị sản xuất mẫu tên lửa này – tổng thống Mỹ Joe Biden tiết lộ rằng Ukraine đang sử dụng tới 500 quả tên lửa mỗi ngày, so với con số 2,100 tên lửa được đơn vị này sản xuất hàng năm. Ông nhấn mạnh rằng hiệu suất phải được “tăng mạnh”, và Lockheed Martin đã hứa hẹn sẽ gấp đôi năng suất nhà máy.
Kể cả trong trường hợp Ukraine chỉ dùng 50 tên lửa Javelin mỗi ngày, ước tính mỗi năm lực lượng Ukraine sẽ tiêu thụ gần 18,000 tên lửa một năm, tức là gấp nhiều lần so với khả năng sản xuất hiện tại – chỉ vỏn vẹn 6 tên lửa Javelin mỗi ngày. Và ắt hẳn, về lâu dài việc thiếu hụt vũ khí sẽ là vấn đề tất yếu.
Tuy vậy, không chỉ mỗi Javelin là có thể tiêu diệt xe tăng Nga. Được biết, ngoài mẫu này, hệ thống Milan, hay thậm chí loại tên lửa đã “quá hạn” M47 Dragon cũng có thể dễ dàng phá hủy xe tăng, cùng hàng loạt các mẫu tên lửa chống tăng khác.
Hơn nữa, việc thiếu hụt một loại vũ khí cụ thể - ví dụ là vũ khí chống tăng – cũng khó xảy ra. Ví dụ, nếu con số “hàng ngàn hàng vạn” xe tăng Nga là chính xác, thì đây vẫn là một con số hữu hạn và thời gian để sản xuất một chiếc xe tăng sẽ mất gấp nhiều lần so với một quả tên lửa.
Một trường hợp tương tự là hệ thống pháo kích M777. Nếu không thể tiếp tục cung cấp hệ thống này, Mỹ sẽ tiếp tục viện trợ hệ thống M198 – một hệ thống lâu đời hơn, khó vận chuyển hơn, tuy nhiên vẫn là một hệ thống pháo cỡ 155mm chuẩn NATO.
Tuy vậy, Tạp chí Quốc phòng Ukraine cũng nhấn mạnh, điều kiện duy nhất để Ukraine tiếp tục nhận viện trợ từ các nước đồng minh là không thể xuất hiện bất cứ hình thức tham nhũng nào. Bởi một khi các thành viên cấp cao Ukraine bắt đầu bỏ tiền mua du thuyền cá nhân bằng tiền từ Mỹ viện trợ, mọi cam kết hỗ trợ sẽ ngay lập tức bị cắt đứt.
Hoàng Anh (Theo Defence-ua)