Đối với đời sống chính trị quốc tế, chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua đồng nghĩa với việc giảm khả năng xảy ra chiến tranh tổng lực cho toàn nhân loại nhưng vẫn có những biến động nhỏ. Đó là một tin tốt, bởi vì vị thế của Mỹ khiến thế giới có sự “rung lắc” là không thể tránh khỏi.
|
Ông Trump và gia đình tại Trung tâm Hội nghị Quận Palm Beach ở West Palm Beach (Florida) ngày 6/11. Ảnh: Reuters. |
Theo ý kiến của đa số các nhà quan sát, một cuộc đụng độ quân sự trực tiếp giữa Nga và Mỹ giờ đây có thể tạm dừng ít nhất là trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump.
Ngày 7/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chúc mừng ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024, khẳng định rằng Moscow sẵn sàng đối thoại với Washington.
Tuy nhiên, ông Trump có tính toán riêng và ông có thể làm phức tạp đáng kể việc thực hiện các kế hoạch của không chỉ Nga, mà còn nhiều quốc gia khác.
Nhìn chung, vẫn chưa có bất kỳ phản ánh đáng kể nào ở Mỹ về việc liệu quốc gia này có thể từ bỏ nhu cầu hưởng lợi từ mọi thứ xảy ra trong nền kinh tế và chính trị toàn cầu hay không? Và thế hệ chính trị gia Mỹ mới đứng sau ông Trump sẽ có thể suy nghĩ sáng tạo hơn về cách để “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”.
|
Kiểm phiếu bầu cử Tổng thống Mỹ tại Milwaukee, Wisconsin, ngày 5/11/2024. (Ảnh: Reuters) |
Tuy nhiên, chính sách “xuyên suốt” của Washington cho dù là đời Tổng thống nào, Đảng nào cũng sẽ vẫn là Mỹ tập hợp và lãnh đạo đa số các quốc gia, tổ chức kinh tế, chính trị lớn trên thế giới. Và Washington có thể tác động khi các quốc gia và tổ chức đó đưa ra những quyết định quan trọng nhất, đảm bảo lợi ích quốc gia của Mỹ.
Mọi người ngày càng thấy rõ ràng rằng, nước Mỹ đang cạn kiệt những nguồn tài nguyên có thể chia sẻ với quốc gia khác. Và họ cần bằng cách nào đó đảm bảo việc đạt được các mục tiêu phát triển của quốc gia. Chính vì vậy, nước Mỹ trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể sẽ bắt đầu đưa ra ít viện trợ hơn và đòi hỏi mạnh mẽ hơn.
Việc ông Trump tái đắc cử có lẽ là tin tức không lành đối với Trung Quốc trong bối cảnh hai nước vẫn đang trong một cuộc cạnh tranh kinh tế, dự kiến sẽ kéo dài nhiều thập kỷ.
Ông Trump có thể sẽ thắt chặt cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc, bắt đầu các cuộc chiến thương mại mới và tìm cách buộc Bắc Kinh phải "đầu hàng".
Hiện Trung Quốc cũng chưa chuẩn bị cho một cuộc đụng độ quân sự với Mỹ; và thậm chí còn lo sợ điều đó xảy ra theo một nghĩa nào đó. Răn đe hạt nhân toàn diện giữa Washington và Bắc Kinh, không giống như cặp Nga-Mỹ, cũng không thực sự có hiệu lực.
|
Truyền thông Mỹ đưa tin, ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ 2024. Ảnh: WSAZ.
|
Đối với Tây Âu, những gì đang xảy ra trên chính trường Mỹ là một sự kiện có tác động lớn. Các nhà lãnh đạo của các quốc gia như Pháp và Đức, chưa kể đến những nước châu Âu có vị thế nhỏ hơn, đặt tầm nhìn về tương lai của họ, dựa trên những cơ hội mà Mỹ mang lại cho họ.
Đây là lý do cơ bản tại sao trong những năm gần đây, chính sách đối ngoại của châu Âu, mặc dù phụ thuộc chính sách đối ngoại của Mỹ (được bắt đầu sau Thế chiến thứ hai), đã có được những hình thức hoàn chỉnh.
Những thay đổi lớn trong nước ở Mỹ, không có nghĩa là Mỹ sẽ nới lỏng quyền kiểm soát các vệ tinh của mình ở Liên minh châu Âu. Nhưng giờ đây, sự kiểm soát này có thể trở nên kém mềm mại và khắt khe hơn nhiều so với trước đây.
Nói cách khác, nếu trước đây người Mỹ khai thác tầm quan trọng chính trị của châu Âu một cách tương đối tinh tế, thì bây giờ họ sẽ làm điều đó một cách thực tế hơn và không đưa ra bất cứ điều gì đáp lại.
Dưới thời ông Trump và những người theo hệ tư tưởng của ông, Liên minh châu Âu không còn có thể tin tưởng vào việc trở thành một đối tác tương đối bình đẳng, mặc dù yếu hơn. Đảng Dân chủ đã cho các nhà lãnh đạo châu Âu cơ hội giành được các ghế trong ban giám đốc, nhưng giờ đây, họ chỉ có thể ứng tuyển vào các vị trí điều hành cấp trung.
Đối với Nga, những gì đang xảy ra với các nước láng giềng phương Tây không có tầm quan trọng to lớn. Châu Âu đã là quá khứ với tư cách là một đối tác toàn cầu với Nga. Và chiến lược mới của Nga đối với Liên minh châu Âu sẽ phải tiến hành từ tiền đề cơ bản này, thay vì từ những kỳ vọng trước đây rằng, "lục địa già" có thể có được tiếng nói độc lập “có trọng lượng” trong các vấn đề quốc tế.
Vậy chính sách đối ngoại của ông Trump sẽ ảnh hưởng như thế nào đến một số điểm nóng trên thế giới?
Trên thế giới, mọi người đều bày tỏ hy vọng rằng ông Trump sẽ đạt được thỏa thuận thần kỳ với Nga về vấn đề Ukraine như tuyên bố tranh cử của ông. Tuy nhiên, đạt được hay không, còn phụ thuộc nhiều vào cả Kiev và Moscow, liệu họ có sẵn sàng thỏa thuận hay không? Mỹ có thể vẫn sẽ "tận dụng" Kiev để làm suy yếu đối thủ Nga.
Còn đối với khu vực Trung Đông, Mỹ có thể rút quân khỏi Syria và Iraq, nhưng sẽ tăng viện trợ cho đồng minh Israel. Và Mỹ có thể sẽ bán vũ khí hiện đại cho các nước như Arab Saudi hay Ai Cập, bất chấp sự phản đối của Israel.
Điểm đặc biệt trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong giai đoạn hiện nay đang phản ánh một cuộc khủng hoảng nội bộ quy mô lớn và sự chuyển đổi sang một chương mới, nhưng chưa ai biết nó sẽ như như thế nào? Và điều rõ ràng cũng chưa ai biết trước, đó là liệu bản thân người đứng đầu mới của nước Mỹ sẽ có thể thực hiện những gì trên thực tế như ông đã tuyên bố trong chiến dịch bầu cử ở mức nào?
>>> Mời độc giả xem thêm video: Các nước chúc mừng ứng cử viên Donald Trump
Tiến Minh (TH)